Dù chiếc đồng hồ của bạn có được trang bị mặt kính chất lượng tốt đến mấy, tuy nhiên vẫn có xác suất mặt kính đồng hồ bị xước. Dù là một vết xước rất nhỏ cũng khiến chiếc đồng hồ của bạn mất đi vẻ hoàn hảo ban đầu. Vậy cách xóa vết xước trên mặt kính, hay đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước như thế nào? Hay cũng TopWatch tìm hiểu phương pháp xóa vết xước trên mặt kính đồng hồ / đánh bóng mặt kính đồng hồ hiệu quả – an toàn tại bài viết dưới đây nhé!
Bên cạnh chất liệu bộ vỏ, dây đeo, bộ máy thì mặt kính đồng hồ cũng là một tiêu chí để đánh giá một chiếc đồng hồ chất lượng. Trên thị trường, thông thường có 4 loại mặt kính được xếp hạng chất lượng từ thấp đến cao bao gồm: Kính Mica (Acrylic Crystal), Kính khoáng (Mineral Crystal), Kính Hardlex (Hardlex Crystal) và kính Sapphire (Sapphire Crystal). Tại mỗi loại mặt kính đều có những ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể:
– Kính Mica (Acrylic Crystal): Là một loại nhựa tổng hợp có độ trong suốt tự nhiên và giá thành thấp. Bên cạnh đó, thiết kế kính Mica có độ lồi nhất định giúp mặt đồng hồ căng bóng và sắc nét. Tuy nhiên, độ cứng của kính Mica chỉ đạt 300 Vicker (VK). Chỉ số này được đánh giá thấp, trong quá trình sử dụng dễ bị trầy xước, dễ giòn vỡ.
– Kính khoáng (Mineral Crystal): Có cấu tạo từ các chất khoáng vô cơ, giá thành cũng tương đối rẻ. Loại kính khoáng này rất phổ biến và bạn có thể tìm mua ở bất kỳ cơ sở kinh doanh đồng hồ nào. Loại kính này chịu được sự va đập ở mức khá, tuy nhiên dễ bị trầy xước.
– Kính Hardlex (Hardlex Crystal): Có cấu tạo từ chất liệu thủy tinh cùng chất phụ gia để nâng cao độ cứng. Loại kính Hardlex được sử dụng trong nhiều dòng đồng hồ hãng. Giá thành của loại kính này cũng không quá cao và nó được đánh giá có khả năng chống va đập, chống xước tốt. Tuy nhiên, loại kính Hardlex chính hãng không quá phổ biến và nhiều hàng fake trên thị trường, dó đó người sử dụng có thể gặp khó khăn trong quá trình tìm mua. Bạn hãy nên đến những cơ sở kinh doanh đồng hồ uy tín để lựa chọn loại kính này.
– Kính Sapphire (Sapphire Crystal): Với cấu tạo ban đầu từ bột nhôm oxit (Al2O3) và trải qua quá trình nhân tạo để tạo thành khối kính Sapphire. Mặc dù kính Sapphire vô cùng nổi tiếng bởi khả năng chống trầy xước, va đập nhưng bạn nên phân biệt rõ ràng các loại Sapphire tráng mỏng, Sapphire tráng dày, Sapphire khối. Mức giá của 3 loại này cũng chênh lệch tương đối lớn.
> SO SÁNH KÍNH KHOÁNG VÀ KÍNH SAPPHIRE
Bất kỳ loại kính nào có khả năng chống trầy xước tốt đến mấy nhưng trong quá trình sử dụng bạn có thể bị sơ suất mà gây trầy xước, với những nguyên nhân phổ biến nhất như:
– Vô ý để đồng hồ chung với các món đồ có cạnh sắc nhọn, cứng, dễ gây xước, như kẹp tóc, dũa móng tay, kìm bấm móng, chìa khóa,….
– Trong khi đeo đồng hồ, vô tình va chạm, cọ sát vào cạnh bàn, tường,… hoặc móng tay nhọn cào lên mặt đồng hồ đeo tay.
Để xóa vết xước trên mặt kính đồng hồ / đánh bóng mặt kính đồng hồ hiệu quả, bạn nên hiểu và xác định được mặt kính của mình là loại nào nhé.
Đối với từng loại mặt kính khác nhau sẽ có những cách làm mặt kính hết xước và đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước khác nhau. Nhưng bạn cũng nên chú ý, một số loại kính đồng hồ không có cách làm hết vết xước trên kính, chỉ có thể thay mới. Vậy, chúng ta sẽ chuyển sang mục cách làm hết xước mặt đồng hồ ngay sau đây nhé!
Khi chiếc đồng hồ của bạn bị một vết xước sâu, cách làm mờ vết xước trên mặt kính là áp dụng phương pháp đánh bóng. Tuy nhiên, việc đánh bóng nhiều lần có thể làm giảm chất lượng kính. Do đó, mọi người cần cân nhắc giữa việc đánh bóng hoặc thay mặt kính mới với từng loại kính khác nhau nhé.
Đây là loại kính dễ bị trầy xước nhất vì khá mỏng, việc đánh bóng cũng khó hơn. Bên cạnh đó, chi phí thay kính lại khá rẻ, nên bạn hãy thay mới thay vì đánh bóng mặt kính Mica nhé.
Đây là chất liệu dễ đánh bóng nhất. Bạn có thể đánh bóng nhiều lần khi mặt kính đồng hồ phẳng. Nhưng vì chi phí thay mới rẻ nên bạn không nên đánh bóng quá nhiều lần mà nên thay mới.
Bạn cũng có thể đánh bóng nhiều lần như kính khoáng nhưng cũng nên hạn chế không nên đánh bóng quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng của mặt kính. Ngoài ra, do đây là loại kính độc quyền của Seiko với độ cứng cao nên việc đánh bóng rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy, nếu chất lượng của mặt kính đã kém sau nhiều lần đánh bóng, hãy thay mặt kính mới bạn nhé.
+ Loại kính tráng mỏng: Tuyệt đối không nên đánh bóng. Nếu bị xước bạn hãy thay loại kính mới. Lý do là việc đánh bóng có thể khiến bay lớp phủ mỏng bên ngoài này.
+ Loại kính tráng dày: Bạn có thể đánh bóng một đến hai lần nếu không cùng vị trí xước.
+ Kính Sapphire nguyên khối: Đây là loại kính chất lượng cao, do đó chi phí đánh bóng cũng khá cao. Bạn có thể tận dụng mặt kính này và đánh bóng một hoặc hai lần. Tuy nhiên, nếu cân nhắc bài toán kinh tế thì đến lần thứ 3 hãy thay mới nhé!
Cần chú ý là với các vết xước sâu, bạn hãy đến các cơ sở sửa chữa đồng hồ và đánh bóng chuyên nghiệp để làm giảm khả năng hao mòn độ dày kính. Tuy nhiên, nếu đồng hồ của bạn có “lỡ” bị xước một chút thì có thể thực hiện các phương pháp xóa vết xước dưới đây bạn nhé.
Bạn có thể đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước (hoặc định kỳ 1 tháng lần) tại nhà bằng 2 cách dưới đây:
– Dùng chất dung môi: Dùng khăn mềm thấm dung dịch bột baking soda hòa nước hoặc cồn nồng độ thấp và chà nhẹ lên vết xước. Lau khô lại bằng khăn mềm.
– Dùng kem đánh răng: Đây là một vật liệu mà chắc chắn gia đình nào cũng có. Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong việc làm mờ vết xước trên mặt kính đồng hồ hiệu quả. Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị kem đánh răng – không thể thiếu, một chiếc bàn chải lông mềm (hoặc sử dụng bông y tế thay thế nếu mặt kính mỏng), một chiếc khăn cotton mềm. Dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ xoa đều lên mặt kính đồng hồ, lấy bàn chải / bông gòn chà xát nhẹ nhàng, lặp lại việc này với một chút nước ấm cho đến khi vết xước mờ đi. Dùng khăn cotton sạch lau khô nhẹ nhàng.
Ngoài ra, có hai phương pháp khác được anh em “truyền tai” nhau chính là sử dụng lưỡi dao lam và tàn thuốc lá, tuy nhiên, hai cách này yêu cầu người xử lý phải khéo léo và cực kỳ cẩn thận, nếu không, không những chiếc đồng hồ không hết xước mà bạn sẽ phải tốn thêm chi phí đi thay mới đó nhé.
Tuy nhiên, như đã nói, để đảm bảo an toàn nhất cho chiếc đồng hồ quý giá của bạn, thì hãy mang đến trung tâm bảo hành hoặc những cơ sở sửa chữa uy tín để kỹ thuật viên chuyên nghiệp tiến hành việc đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước cho bạn nhanh chóng nhất.
Bài viết trên đã đưa ra các phương pháp xóa vết xước trên mặt kính đồng hồ / đánh bóng mặt kính đồng hồ bị xước hiệu quả. Nếu áp dụng những cách trên bạn vẫn chưa hài lòng vậy thì có thể suy nghĩ về việc thay mặt kính đồng hồ nhé. Hy vọng rằng thông tin trên đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
> Xem thêm:
CÓ NÊN ĐÁNH BÓNG ĐỒNG HỒ MẠ VÀNG KHÔNG?
CÁCH THÁO MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
15/08/2018
Chúng ta thường có câu: Phong cách là nhất thời,...
20/07/2018
Có lẽ rất nhiều fan hâm mộ của các danh...
19/04/2021
Đồng hồ size 45mm hay đồng hồ có kích thước...
Tất cả ngày trong tuần
0944.691.691
Đồng hồ chính hãng
Add: 109 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 0899.720.888
Add: 58 Nguyễn Cư Trinh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 0944.691.691
Add: 476A Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Tel: 0899.720.888
Add: 367 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vập, TP Hồ Chí Minh
Tel: 0899.720.888
Chính sách cộng tác viên
Chính sách cộng tác viên
Góp ý, khiếu nại
© Copyright 2019 Topwatch.vn, All rights reserved.