ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Chia sẻ kinh nghiệm

Tìm hiểu nhanh tất tần tật các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay trong 5 phút

Khi mua đồng hồ để chọn được những mẫu đồng hồ chất lượng nhất bạn nên tìm hiểu các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay để giúp bạn ra quyết định mua một cách tốt nhất. Sau đây, hãy cùng Topwatch tìm hiểu các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay trong đơn giản sau:

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay về nguồn gốc xuất xứ

Hầu hết các thương hiệu đồng hồ hiện tại đều đến từ Thụy Sĩ và Nhật Bản và thường có những ký hiệu phổ biến sau:

1️⃣ Made in Japan: Nếu bạn nhìn thấy các mẫu đồng hồ có ký hiệu này thì chiếc đồng hồ đó đã được sản xuất và hoàn toàn được lắp ráp tại Nhật Bản. Một số thương hiệu đồng hồ đến từ Nhật Bản mà ta có thể kể đến đó là Orient; Citizen; Seiko;…

2️⃣ Japan Movt: Là những mẫu đồng hồ được sử dụng bộ máy đến từ Nhật Bản.

>>> Xem thêm bài viết: Japan movt là gì? Hiểu đúng về kí hiệu này trên đồng hồ của bạn

3️⃣ Swiss Made: Đây là dòng chữ thường được nhìn thấy từ những sản phẩm đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên sản xuất ở Thụy Sĩ thôi chỉ là điều kiện cần của nó, điều kiện đủ là các mẫu đồng hồ phải vượt qua được những bài kiểm tra khắt khe của Thụy Sĩ.

>>> Xem thêm bài viết: Đồng hồ Swiss Made là gì? Đồng hồ Swiss Made giá bao nhiêu?

Swiss Made: Đây là dòng chữ thường được nhìn thấy từ những sản phẩm đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sĩ
Swiss Made: Đây là dòng chữ thường được nhìn thấy từ những sản phẩm đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sĩ

Cụ thể có những điều kiện sau để đạt được dòng chữ Swiss Made: đồng hồ được sản xuất cùng với lắp ráp tại Thụy Sĩ, được cấp giấy chứng nhận và phải có bộ máy của Thụy Sĩ và trên 60% linh kiện đến từ Thụy Sĩ.

4️⃣ Swiss Quartz: Đây là một thuật ngữ đơn giản mà bạn có thể hiểu rằng đây là những chiếc đồng hồ có bộ máy Pin có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Và bạn nên chú ý rằng những mẫu đồng hồ này không nhất thiết phải lắp ráp ở Thụy Sĩ.

5️⃣ Swiss Movement: Tương tự như Swiss Quartz, mẫu đồng hồ này chỉ đơn giản là sử dụng máy của Thụy Sĩ.

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay về loại máy đồng hồ

Ký hiệu thể hiện loại máy đồng hồ thường sẽ được khắc ở phía mặt sau vỏ đồng hồ, hoặc trên mặt dial của đồng hồ, cụ thể:

1️⃣ Quartz Movement: Thể hiện loại máy đồng hồ sử dụng năng lượng từ pin (thạch anh) để hoạt động.

2️⃣ Automatic Movement: Đây là loại máy hoạt động với bộ máy cơ, sử dụng năng lượng chuyển từ hoạt động di chuyển khi đeo trên tay hoặc lên dây cót bằng tay.

3️⃣ Eco Drive: Đây là loại máy độc quyền của thương hiệu đồng hồ Citizen, hoạt động bằng cách chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng để chạy đồng hồ.

4️⃣ Kinetic: Bạn cũng sẽ chỉ gặp kiểu máy này trên những chiếc đồng hồ Seiko, vì đây là cơ chế độc quyền của hãng. Bộ máy này là sự kết hợp độc đáo giữa Quartz Movement và Automatic Movement.

Kinetic: Bạn cũng sẽ chỉ gặp kiểu máy này trên những chiếc đồng hồ Seiko, vì đây là cơ chế độc quyền của hãng
Kinetic: Bạn cũng sẽ chỉ gặp kiểu máy này trên những chiếc đồng hồ Seiko, vì đây là cơ chế độc quyền của hãng

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay về chất liệu sử dụng

Chất liệu này thường nói về chất liệu của vỏ và dây đeo đồng hồ. Thông thường đồng hồ sẽ sử dụng bạch kim, Titanium… Sau đây là một số ký hiệu thường dùng trên đồng hồ đeo tay.

1️⃣ GF (Gold Filled): Có nghĩa là bọc vàng, phủ vàng. Từ này dùng để chỉ công nghệ dùng vàng thật (thường là vàng 18K) để bọc bên ngoài lõi thép không gỉ của dây đeo hoặc vỏ đồng hồ. Để được gọi là GF thì khối lượng vàng bọc bên ngoài phải bằng ít nhất 5% khối lượng lõi thép không gỉ bên trong.

2️⃣ GP (Gold Plated): Có nghĩa là mạ vàng. Giống với lớp bọc vàng GF bên ngoài nhưng các mẫu đồng hồ có kí hiệu GP thì lớp mạ này mỏng hơn.

3️⃣ PVD (Physical Vapor Deposition): Là tên viết tắt của công nghệ mạ chân không hiện đại. Nó phủ lớp vật liệu cực mỏng bên ngoài lõi thép không gỉ với ưu điểm khó phai màu, độ bền và độ cứng cao.

PVD (Physical Vapor Deposition): Là tên viết tắt của công nghệ mạ chân không hiện đại
PVD (Physical Vapor Deposition): Là tên viết tắt của công nghệ mạ chân không hiện đại

4️⃣ Pt (Platinum): Có nghĩa là bạch kim. Bạch kim dùng trên đồng hồ có tỉ lệ 950/1000 bạch kim và 50/1000 hợp kim khác. Chất liệu này có màu gần như không phai và độ cứng còn cao hơn vàng.

5️⃣ SS (Stainless Steel): Kí tự viết tắt này ý chỉ đến chất liệu thép không gỉ 316L được dùng cho vỏ hoặc dây đồng hồ.

6️⃣ Ti (Titanium): Dùng để chỉ chất liệu Titanium được dùng để làm vỏ hoặc dây đồng hồ. Kim loại này có ưu điểm nhẹ, cứng và có khả năng chống lại các quá trình oxy hóa.

7️⃣ AR (Antireflective Coating): có nghĩa chi AR có nghĩa là lớp phủ chống phản chiếu ở trên mặt kính đồng hồ giúp người dùng dễ đọc số hơn dưới ánh sáng.

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay về màu sắc

Ký hiệu về màu sắc giúp bạn lựa chọn đồng hồ đeo tay theo màu không chỉ hợp với sở thích mà còn hợp với mệnh nữa. Nhất là khi bạn xem đồng hồ qua mạng và chưa định hình được đó là màu sắc gì thì có thể tham khảo các ký hiệu để biết chính xác nhé.

1️⃣ RG (Rose Gold): Chỉ đến màu sắc vàng hồng của chất liệu làm đồng hồ. Nó chỉ hợp kim vàng pha giữa gam vàng và gam đỏ hoa hồng đẹp mắt. Thông thường chất liệu sử dụng là vàng 18K.

2️⃣ TT (Two Tone): Two Tone cũng có thể được gọi là Demi dùng để chỉ các mẫu đồng hồ có phong cách 2 màu sắc (thường là màu vàng của kim loại vàng + màu bạc của thép không gỉ).

3️⃣ WG (White Gold): Là hợp kim vàng có màu trắng bạc, trên đồng hồ thường dùng vàng trắng 18K làm vỏ (hoặc cả dây đeo).

WG (White Gold): Là hợp kim vàng có màu trắng bạc, trên đồng hồ thường dùng vàng trắng 18K làm vỏ (hoặc cả dây đeo).
WG (White Gold): Là hợp kim vàng có màu trắng bạc, trên đồng hồ thường dùng vàng trắng 18K làm vỏ (hoặc cả dây đeo).

4️⃣ YG (Yellow Gold): Là loại vàng thường thấy nhất trên đồng hồ (vàng 18K). Chúng có màu nhạt hơn vàng nguyên chất 24K.

5️⃣ Pepsi (Blue & Red Bezel): Dùng để chỉ vành bezel xoay có 2 màu đỏ và xanh dương. 

6️⃣ MOP (Mother of Pearl): Ký hiệu này bạn sẽ thường thấy ở những mẫu đồng hồ của nữ và thuật ngữ này có nghĩa làm “ Khảm Trai” có trên bề mặt số của các mẫu đồng hồ.

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay cho chức năng của đồng hồ 

1️⃣ Antimagnetic: Dòng chữ này thể hiện mẫu đồng hồ có khả năng chống sự ảnh hưởng của từ trường. Bạn biết rằng những mẫu đồng hồ mà để gần những thiết bị có độ từ trường như là TV hay tủ lạnh thì dễ bị đứt dây cót nên một chiếc đồng hồ có khả năng Antimagnetic thì sẽ giúp đồng hồ của bạn có tuổi thọ cao hơn.

2️⃣ Chronograph: Đây là ký hiệu mà bạn sẽ hay gặp nhất. Dòng chữ này biểu thị cho chức năng bấm giờ thể thao. Chức năng này sẽ giúp bạn biết được thời gian trong ngày và có thể bấm giờ trong một khoảng thời gian nhất đinh. Thường chức năng Chronograph sẽ giúp bạn có thể đo theo giây, phút, giờ và có thể dừng lại theo như ý muốn của bạn.

=> Chronometer: Khác hoàn toàn với Chronograph là một chức năng, thì Chronometer là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chính xác cao tới từng giây của một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ do COSC chứng nhận. Đừng nhầm lẫn bạn nhé!

>>> Xem thêm bài viết: Những điều cần biết khi mua đồng hồ Chronograph

Chronograph: Đây là ký hiệu mà bạn sẽ hay gặp nhất, biểu thị cho chức năng bấm giờ thể thao
Chronograph: Đây là ký hiệu mà bạn sẽ hay gặp nhất, biểu thị cho chức năng bấm giờ thể thao

3️⃣ Complication: Từ này trong tiếng Anh có nghĩa là “phức tạp” và trong ý nghĩa thuật ngữ đồng hồ cũng có ý nghĩa như vậy. Đồng hồ có thuật ngữ này thì ngoài chức năng chỉ giờ, phút thông thường thì còn có các chức năng như báo ngày, lịch tuần trăng, hoặc cơ chế báo chuông,…

4️⃣ Moonphase: Một ký hiệu đồng hồ thể hiện các mẫu đồng hồ có chức năng đo tuần trăng vào ngày 15 âm lịch hàng tháng, trăng sẽ được chuyển động lên vị trí cao nhất.

>>> Xem thêm bài viết: Đồng hồ Moon Phase là gì?

5️⃣ Tachymeter: Các mẫu đồng hồ đeo thông thường còn có chức năng khác là đo vận tốc của các phương tiên hoặc tốc độ của người đeo đồng hồ đó trên tay thì sẽ có ký hiện này. Chức năng này rất hữu ích cho những người thường lái xe; hay những người đi chạy bộ hàng ngày.

6️⃣ Telemeter: Đồng hồ có ký hiệu này sẽ có thể đo được khoảng cách từ một địa điểm xác định đến vị trí của đồng hồ. Chức năng vô cùng tuyệt vời đối với một chiếc đồng hồ.

Telemeter: Đồng hồ có ký hiệu này sẽ có thể đo được khoảng cách từ một địa điểm xác định đến vị trí của đồng hồ
Telemeter: Đồng hồ có ký hiệu này sẽ có thể đo được khoảng cách từ một địa điểm xác định đến vị trí của đồng hồ

7️⃣ DD (Day/Date): Bạn sẽ thấy ký hiệu này ở những mẫu đồng hồ có xuất hiện lịch thứ và lịch ngày.

8️⃣ GMT (Greenwich Mean Time): Tính năng này thể hiện đồng hồ còn có thêm một múi giờ nữa bên cạnh múi giờ chính được cài đặt. Bên cạnh đó, UTC là ký hiệu giờ chuẩn quốc tế được sử dụng trên đồng hồ đeo tay hiện nay.

9️⃣ Altimeter: Thể hiện chức năng đo lường độ cao so với mực nước biển của đồng hồ đeo tay, sẽ phù hợp với những người yêu thích nhảy dù, leo núi,… hoặc vận động viên chuyên nghiệp.

? Retrograde: Hay còn có tên gọi là kim giật lùi, thông thường kim sẽ quay một vòng tròn theo chiều kim đồng hồ bình thường, khi hết một vòng, thày vì sẽ chạy tiếp một vòng mới, thì kim sẽ giật lùi lại và quay về vị trí ban đầu.

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay thông dụng khác

Khi mua đồng hồ, bạn sẽ bắt gặp đồng hồ thường có những ký hiệu như sau:

1️⃣ WR (Water Resistant): Chữ viết tắt này là kí hiệu phổ biến nhất trên đồng hồ hiện nay, thường ở nắp lưng của đồng hồ và nói đến độ chịu nước của sản phẩm.

2️⃣ ATM/ BAR: Đây là thông số thể hiện được sự chịu nước của đồng hồ. Thường các mẫu đồng hồ có độ chịu nước từ 3ATM trở lên và nếu thông số này càng cao thì đồng hồ có độ chịu nước càng tốt ( 5ATM= 5BAR = 50m).

>>> Xem thêm bài viết: Các thông số về đồng hồ chống nước cần biết

3️⃣ COSC: Đây là thuật ngữ được viết tắt bởi Controle Officiel Suise de Chronometres là một giấy chứng nhận vô cùng danh giá đến từ Thụy Sĩ mà không phải chiếc đồng hồ nào cũng có được nó.

Bộ sưu tập đồng hồ Orient 1010 đạt tiêu chuẩn quốc tế
Bộ sưu tập đồng hồ Orient 1010 đạt tiêu chuẩn quốc tế

4️⃣ GTLS / H3 (Gaseous Tritium Light Source): Dùng để chỉ những mẫu đồng hồ sở hữu công nghệ Triti dạ quang dạng ống ở trên các kim đồng hồ, cọc số…

5️⃣ SL (Super-Luminova): Dùng để chỉ những mẫu đồng hồ sử dụng chất liệu dạ quang Super-Luminova có thể sạc lại được.

6️⃣ LE: Ký hiệu thường xuất hiện ở những mẫu đồng hồ có giới hạn và đắt tiền, LE chính là viết tắt của từ Limited Edition.

7️⃣ PR (Power Reserve): Ký hiệu này sẽ cho ta biết đồng hồ có khả năng dự trữ dây cót là bao nhiêu. 

8️⃣ VPH (Vibrations per Hour) hay BPH (Beats per Hour): Sẽ cho bạn biết được những dao động của chi tiết bánh lắc của đồng hồ cơ được tính trong 1 giờ.

9️⃣ Cal (Caliber): Dùng để chỉ bộ máy của đồng hồ, thông thường theo sau sẽ là số hiệu / chữ số để chỉ cụ thể chiếc đồng hồ sử dụng bộ máy loại nào, và trước đó là tên của thương hiệu.

Trên đây là tất tần tật các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay mà bạn cần biết. Mong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

Tin liên quan

Danh mục

Bài viết gần đây

Bài viết xem nhiều nhất