ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Chia sẻ kinh nghiệm

Lưu ý khi đeo đồng hồ vào dịp tết

Đồng hồ là phụ kiện được nhiều người lựa chọn bởi đây không chỉ đơn giản là phụ kiện thời trang mà còn thể hiện cá tính cũng như đẳng cấp của mỗi người. Vào dịp tết, ai cũng muốn diện trên mình những món đồ mới như quần áo mới, đồng hồ mới để đón xuân với mong muốn một năm mới bình an và tài lộc. Tuy nhiên trong dịp tết sẽ có nhiều hoạt động khác nhau, vì vậy những người đeo đồng hồ cũng nên lưu ý điều này. Bài viết này sẽ đưa ra một số lưu ý khi đeo đồng hồ vào dịp tết để bạn tham khảo.

luu-y-khi-deo-dong-ho-vao-dip-tet

1. Độ chống nước của đồng hồ đeo tay

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi đeo đồng hồ vào dịp tết đó là độ chống nước của đồng hồ. Bất kỳ ai khi mua đồng hồ đều phải nắm được điều này để biết cách sử dụng đồng hồ của mình, tránh tình trạng đồng hồ vào nước và khiến đồng hồ nhanh hỏng.

Sau đây là thông số chống nước cơ bản của đồng hồ đeo tay:

– 50M WATER RESISTANCE (5BAR hoặc 5 ATM): Được sử dụng các trường hợp thông thường, bơi lội, lặn sông nước… không sử dụng được trong lặn biển, chơi thể thao mạnh dưới nước….

– 100M WATER RESISTANCE (10 BAR hoặc 10 ATM): Sử dụng các trường hợp thông thường, bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, không được sử dụng khi chơi thể thao mạnh dưới nước…

– 200M WATER RESISTANCE (20 BAR hoặc 20 ATM): Sử dụng các trường hợp thông thường, bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, được sử dụng khi chơi thể thao mạnh dưới nước… nhưng không được sử dụng lặn biển như người nhái…

+ DIVER’S WATCH 200M: Được sử dụng trong mọi trường hợp. Chỉ có ở đồng hồ lặn chuyên nghiệp, loại đặc biệt và van thoát khí heli. Người lặn phải mang bình dưỡng khí và bảo hộ đặc biệt.

Trên đây là những thông số cơ bản liên quan đến khả năng chống nước của đồng hồ. Nếu chiếc đồng hồ của bạn có thông số DIVER’S WATCH 200M thì hãy sử dụng để đi bơi hoặc đi lặn, tuy nhiên phải sử dụng bảo hộ đặc biệt.

Lưu ý: Theo lý thuyết cũng như thông số các nhà sản xuất đưa ra được thực hiện trong phòng thí nghiệm với điều kiện bình thường. Tuy nhiên thực tế sẽ không hoàn toàn đúng bởi phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, vận tốc chuyển động khi bạn di chuyển. Vì vậy với những chiếc đồng hồ dưới 200M, chúng tôi chỉ khuyến khích khác hàng đi mưa, rửa tay. Nếu muốn đi lặn, khách hàng nên chọn những mẫu đồng hồ trên 200M và sử dụng bảo hộ để bảo vệ chiếc đồng hồ của mình.

2. Không đeo đồng hồ đi tắm hơi hoặc ăn lẩu

Lưu ý thứ hai khi đeo đồng hồ vào dịp tết đó là không đeo đồng hồ đi xông hơi hoặc ăn lẩu. Mỗi chiếc đồng hồ sẽ có gioăng ở các bộ phận như vỏ và núm, nếu bộ phận này gặp nhiệt động cao sẽ gây giãn. Đây là điều kiện thuận lợi để nước xâm nhập vào bên trong.

Ăn lẩu trong dịp tết là sự lựa chọn của nhiều người bởi mang lại không gian ấm cúng và thân thiết. Tuy nhiên bạn nên lưu ý khi ăn lẩu không nên để đồng hồ sát nồi lẩu sẽ khiến hơi của nồi lẩu ảnh hưởng đến đồng hồ đeo trên tay của bạn.

3. Lưu ý khi chỉnh giờ, chỉnh lịch đồng hồ đeo tay

Đồng hồ nào cũng có sai số nhất định, tuy nhiên ở trong mức cho phép sẽ không có gì đáng lo ngại. Trong quá trình đeo đồng hồ, nếu bạn chỉnh lịch thì cần lưu ý không điều chỉnh lịch từ 21h – 4h sáng. Vì đây là thời gian chuyển giao lịch, nếu cố tính dùng lực để điều chỉnh sẽ làm hỏng bánh xe lịch, ảnh hưởng đến bộ máy của đồng hồ.

Nếu bạn muốn chỉnh giờ hay chỉnh lịch của đồng hồ, tốt nhất nên tháo đồng hồ và chỉnh. Không nên vừa đeo vừa kéo núm sẽ làm cho núm bị cong vênh khi tiếp xúc với tay. Núm kết nối với các bộ phận trong máy nên nếu chúng bị lệch, các bộ phận khác sẽ bị ảnh hưởng theo.

Một điều bạn phải ghi nhớ đó là không được chỉnh đồng hồ khi đồng hồ đang tiếp xúc với nước. Nếu như vậy nước sẽ xâm nhập vào bên trong qua khe hở ở núm đồng hồ, khiến đồng hồ vào nước và bị ẩm.

luu-y-khi-deo-dong-ho-vao-dip-tet

3. Hạn chế để đồng hồ những nơi có từ trường lớn

Những nơi có từ trường lớn như tivi, máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, loa đài âm lượng mạnh nếu tiếp xúc với đồng hồ sẽ gây hại cho đồng hồ và ảnh hưởng đến bộ máy bên trong.

Khi các thiết bị điện tử hoạt động sẽ tạo ra môi trường từ trường mạnh. Do đồng hồ làm từ các chi tiết kim loại có từ tính nên chúng sẽ bị nhiễm từ. Bộ phận nhạy cảm nhất ở đồng hồ cơ là dây tóc. Nếu bị nhiễm từ, dây tóc sẽ xoắn lại, gây hiệu ứng chạy nhanh cho đồng hồ cơ.

Vì vậy, trong dịp Tết chúng ta thường xuyên hát hò hay ở trong các không gian có cường độ âm thanh mạnh từ các thiết bị điện tử, nếu bạn đeo đồng hồ cơ thì nên lưu ý điều này nhé.

4. Không để chung đồng hồ với các vật dụng khác

Đồng hồ được thiết kế tinh tế từ các vật liệu như chống xước, chống va đập nhưng không hoàn toàn tuyệt đối. Vì vậy bạn nên lưu ý không để chung đồng hồ với các vật dụng nhọn khác như đồ trang sức, kim cương, bật lửa, chìa khóa. Những đồ dùng này sẽ cọ xát, gây trầy xước dây vỏ, mặt kính. Cũng không ngoại trừ những tác động mạnh hoàn toàn có thể làm vỡ mặt kính đồng hồ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý không để đồng hồ ở những nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ nóng lạnh thất thường hay những nơi có mỹ phẩm, hóa chất vì những tác động này cũng là giảm tuổi thọ của đồng hồ.

5. Vệ sinh đồng hồ trước ăn diện tết

Nếu chiếc đồng hồ cũ của bạn vẫn còn sử dụng tốt, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ chiếc đồng hồ của mình để đón tết nhé. Bạn có thể mang ra các địa chỉ sửa chữa đồng hồ để vệ sinh lại hoặc bảo dưỡng để chiếc đồng hồ của bạn luôn hoạt động tốt nhé.

Hi vọng những lưu ý khi đeo đồng hồ vào dịp tết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ chiếc đồng hồ của mình luôn đẹp, bền và chuẩn xác nhé.

Tin liên quan

Danh mục

Bài viết gần đây

Bài viết xem nhiều nhất