ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Kiến thức cơ bản

Đồng hồ so là gì? Cấu tạo, phân loại và cách sử dụng

Đồng hồ so là gì? Sử dụng khi nào? Cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Cùng khám phá câu trả lời cùng topwatch.vn trong bài viết dưới đây.

Đồng hồ so là gì? Sử dụng khi nào?

dong-ho-so-la-gi

 

Đồng hồ so là 1 thiết bị thường được thấy sử dụng trong ngành công nghiệp cơ khí. Là 1 thiết bị gắn trên đầu đo của thước đo cao, chuyên đo độ thẳng, độ phẳng, … Hoặc dùng để so sánh vị trí về độ song son, độ vuông góc, độ côn, độ đảo, độ lệch,…

Nhờ vào độ sai số thấp, chính xác tới từ 0.01mm đến 0.001mm. Đồng hồ so được sử dụng đối với các vị trí yêu cầu độ nhạy cảm cao, đem lại sự chính xác nhất cho số liệu.

 

Cấu tạo của đồng hồ so là gì?

dong-ho-so-la-gi

Những chi tiết chính của 1 chiếc đồng hồ so bao gồm: mặt số, vỏ, kim, kim chỉ số vòng, vít hãm, tay cầm, ống dẫn hướng thanh đo, tay cầm, thanh đo, đầu đo,… Đối với các loại đồng hồ so khác nhau sẽ có thêm các chi tiết khác nhau.

Phân loại đồng hồ so

Dựa vào các tiêu chí như cấu tạo bộ máy, khả năng đo lường khác nhau mà có thể chia các loại đồng hồ so khác nhau.

Đồng hồ so cơ khí:

Đồng hồ so tiêu chuẩn:

dong-ho-so-la-giĐối với đồng hồ đo tiêu chuẩn thì bộ phận đầu đo, trục đo có thể di chuyển lên xuống được. Vạch chia nằm trong khoảng 0,01mm tới 0,001mm cùng phạm vi đo nằm trong khoảng 0 – 1mm hoặc 1 – 5mm hoặc 1 – 10mm.

Đồng hồ so chân què (đồng hồ so chân gập hay đồng hồ so đòn bẩy):

dong-ho-so-la-gi Sử dụng nguyên lý cộng hưởng đòn bẩy cho phép khuếch đại chuyển động của đầu đo. Nhờ vào đầu đo nhỏ gọn và chân đo có thể thay đổi góc đo linh hoạt mà đồng hồ so chân què thường được áp dụng đối với những góc đo khó, không gian đo giới hạn.

Đồng hồ so lớn (đồng hồ so dài): Như tên gọi của mình, đồng hồ so dài có phạm vi đo lớn từ 20mm đến 100mm, vạch chia từ 0.01mm.

Đồng hồ so điện tử:

dong-ho-so-la-giKhác với đồng hồ so cơ khí, đồng hồ so điện tử cho phép đo trên các địa hình, môi trường to nhỏ khác nhau. Các thông số kỹ thuật đều được đo lường và hiển thị dưới dạng điện tử với nhiều chức năng tiện lợi như:

  • Tùy chọn phạm vi đo và độ chia vạch.
  • Dễ dàng điều chỉnh về “0” bất kỳ vị trí nào cho phạm vi đo.
  • Lưu trữ, trị số đo hiện tại, trị số nhỏ nhất, lớn nhất.

Cách sử dụng đồng hồ so

Các bước thực hiện cần chuẩn bị trước và trong quá trình sử dụng đồng hồ so như sau:

dong-ho-so-la-gi

Bước 1: Xác định không gian đo, vật cần đo và đồng hồ đo. Đặt đồng hồ so lên giá đỡ và điều chỉnh đầu đo đặt lên vật cần đo.

Bước 2: Điều chỉnh vạch đo về lại “0”. Trong quá trình đo luôn giữ cho đầu đo tiếp xúc với bề mwajt vật cần đo và đọc số đo trên mặt đồng hồ.

Lưu ý: khi đặt đầu đo cần đặt vuông góc với bề mặt vật cần đo. Đối với đồng hồ đo cơ khí cần kiểm tra kim chỉ để đảm bảo đồng hồ so vẫn hoạt động tốt. Nên đo từ 1 đến 3 lần rồi lấy kết quả trung bình để hạn chế việc sai số trong các lần đo.

Cách bảo quản đồng hồ so

Không nên để đồng hồ so ở nơi độ ẩm cao

Không tra dầu, mỡ vào trục đo

Sử dụng nhẹ nhàng, tránh gây va đập

Không ấn tay vào thanh đo, tránh làm thanh đo di chuyển mạnh

Trên đây là bài viết Đồng hồ so là gì? Hy vọng với những thông tin mà topwatch.vn đã tổng hợp trên đây sẽ giúp ích tới các bạn đọc đang muốn tìm hiểu về thiết bị hữu dụng này.

đánh giá post này

Tin liên quan