ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Chia sẻ kinh nghiệm

Đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không – PHẢI LÀM SAO?

Đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không là một trong những vấn đề nan giải nhất mà người chơi đồng hồ gặp phải. Liệu nguyên nhân nào đằng sau vấn đề này? Cách khắc phục vấn đề này thế nào? Hãy cùng TopWatch khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đeo tay hiện nay

Đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ có cấu tạo gồm 5 bộ phận chính: bộ tạo năng lượng, phần hiển thị thời gian, bộ phận điều khiển. bộ phận thoát và bánh răng.

> TÌM HIỂU KỸ HƠN: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒNG HỒ CƠ

Cơ chế hoạt động:

– Bước 1: Lên dây cót và bộ phận quay để cung cấp năng lượng cho đồng hồ.

– Bước 2: Sau khi đã được lên dây cót, chiếc đồng hồ của bạn sẽ có đủ năng lượng, năng lượng này sẽ được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng lúc này sẽ tự chuyển động.

– Bước 3: Bộ phận thoát sẽ giúp các bánh răng có thể chuyển động có quy trình. Bộ phận này làm nhiệm vụ chạy theo nhịp liên tục khóa và mở bánh thoát để các bánh răng hoạt động có quy củ.

Cấu tạo đồng hồ cơ
Cấu tạo đồng hồ cơ

Đồng hồ pin

Đồng hồ pin có cấu tạo gồm 8 bộ phận chính: pin, vi mạch (microchip), động cơ bước, bảng mạch kết nối vi mạch với các thành phần khác của động cơ đồng hồ, tinh thể thạch anh dao động, trục vít của núm điều chỉnh, bánh răng điều chỉnh tốc độ kim, trục trung tâm để gắn kim.

Cơ chế hoạt động:

– Bước 1: Các vi mạch điện tử từ pin sẽ truyền điện đến tinh thể thạch anh

– Bước 2: Tinh thể thạch anh sẽ rung qua lại ở tần số cố định là 32768 dao động mỗi ngày

– Bước 3: Mạch điện tử sẽ đếm số dao động và tạo ra các xung điện liên tục từng giây

– Bước 4: Các xung điện có thể hiện thị ngay trên màn hình LCD. Với đồng hồ chạy kim thì xung điện sẽ thu vào động cơ bước

– Bước 5: Bánh răng sẽ được làm xoay nhờ động cơ bước. Động cơ bước sẽ làm xoay bánh răng

– Bước 6: Bánh răng làm xoay các kim trên mặt số

cau tao dong ho dien tu 2
Cấu tạo đồng hồ điện tử

Nguyên nhân khiến đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không?

Đối với đồng hồ cơ

– Hết cơ năng: Khi sử dụng đồng hồ cơ, bạn cần đeo đồng hồ đủ 8 tiếng 1 ngày và lên dây cót đúng cách để đồng hồ hoạt động ổn định. Nếu chỉ đeo đồng hồ vài tiếng mỗi ngày hay vặn cót chưa đúng cách, chiếc đồng hồ của bạn sẽ không thể bảo đảm được hoạt động một cách hiệu quả nhất. Bởi như vậy đồng hồ cơ sẽ chạy không ổn định dẫn đến sai số lớn cho đồng hồ.

– Đồng hồ bị nhiễm từ: Đây có lẽ là thói quen lớn nhất khiến cho chiếc đồng hồ lúc chạy lúc không. Nhiều người có thói quen để đồng hồ gần TV, laptop, nên chiếc đồng hồ của bạn sẽ rất dễ bị nhiễm điện. Bởi các linh kiện đồng hồ chủ yếu được làm từ kim loại nên khi tiếp xúc với nam châm sẽ bị hút lại làm lệch quỹ đạo của đồng hồ khiến cho chúng lúc chạy lúc không, rất bất tiện cho chiếc người dùng.

> TRÁNH NHIỄM TỪ CHO ĐỒNG HỒ CƠ

– Bị kẹt bánh răng bên trong máy: Do bánh răng bị mòn hoặc sứt mẻ

– Đồng hồ để lâu khô dầu, bẩn các chi tiết bên trong đồng hồ: Hãy thay dầu và bảo dưỡng cho chiếc đồng hồ của mình 6 tháng một lần để tránh tình trạng chúng lúc chạy lúc không nhé!

> BAO LÂU NÊN LAU DẦU VÀ BẢO DƯỠNG ĐỒNG HỒ CƠ?

– Kẹt cơ, ngựa bị vấp

– Tóc bị chập

Đồng hồ bị hết cơ năng cũng dẫn đến chiếc đồng hồ lúc chạy lúc không đấy
Đồng hồ bị hết cơ năng cũng dẫn đến chiếc đồng hồ lúc chạy lúc không đấy

Đối với đồng hồ pin

– IC của đồng hồ có vấn đề: Xung dao động từ thạch anh được chia xuống lấy tần số đúng 1 Hz và mỗi 1 hz sẽ tương ứng = 1s. Nếu 1/2 Hz=1s thì đồng hồ chạy nhanh và ngược lại nếu 1/2 Hz = 1s chắc chắn đồng hồ chạy chậm.

– Lỗi bó cơ: Chiếc đồng hồ sẽ bị khô dầu han gỉ hay bám bụi do không được vệ sinh, thay dầu thường xuyên. Việc này có thể dẫn đến chiếc đồng hồ của bạn bị chậm.

– Lỗi pin và lá tiếp xúc pin: Do người dùng dùng đồng hồ không đủ năng lượng pin hay dùng cạn kiệt pin mà không sạc, việc này không chỉ khiến đồng hồ của bạn lúc chạy lúc không mà còn khiến nó chết hẳn.

Lỗi pin có thể khiến cho chiếc đồng hồ lúc chạy lúc không
Lỗi pin có thể khiến cho chiếc đồng hồ lúc chạy lúc không

Cách khắc phục đồng hồ lúc chạy lúc không

Đối với đồng hồ cơ

– Bị nhiễm từ: Hãy đem đồng hồ đến trung tâm, các cửa hàng sửa chữa đồng hồ uy tín để được sửa chữa một cách nhanh chóng và đảm bảo nhất. Bạn cũng không nên để đồng hồ gần TV hay laptop , các thiết bị điện tử để tránh cho chiếc đồng hồ của mình bị nhiễm từ. Cách tốt nhất là khi không sử dụng, bạn hãy đặt đồng hồ vào hộp đựng và cất đi.

– Hết cơ năng: Với đồng hồ cơ tự động lên dây cót, bạn cần đeo liên tục, đeo đủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi lên dây cót bạn nên tháo đồng hồ ra khỏi tay và vặn cót với lực vừa phải, thường vặn khoảng 20 vòng mỗi ngày.

– Bị khô dầu: Bạn nên đem đồng hồ của mình đi bảo dưỡng và thay dầu để đảm bảo chiếc đồng hồ được hoạt động hiệu quả.

Đối với đồng hồ pin

– Lỗi bó cơ: Hãy mang đồng hồ đến cơ sở bảo hành hay các cửa hàng sửa chữa úy tín để vệ sinh và lau dầu giống như đồng hồ cơ.

– Lỗi pin và lá tiếp xúc pin: Bạn nên thay pin đồng hồ để khắc phục tình trạng này.

– IC bị lỗi: Mang đồng hồ đến các trung tâm sửa chữa uy tín để được tư vấn và sửa chữa nhanh chóng và an toàn.

TopWatch hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn có thể giúp cho bạn giải quyết vấn đề đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không của mình. Hãy theo dõi chúng mình nhiều hơn tại Website TopWatch để khám phá thêm nhiều điều hay ho về đồng hồ đeo tay nhé! Hiện nay, tại TopWatch có phân phối đồng hồ chính hãng với giá cực kì ưu đãi – Giảm giá lên đến 70%. Sẽ thật tuyệt vời nếu các bạn có thể dành thời gian ghé thăm chúng mình đấy!

Xem thêm

Làm sao để mua được đồng hồ nam mạ vàng 24k chính hãng?

Mách bạn: Dây đồng hồ kim loại bị xước thì phải làm sao?

Swarovski là gì? Swarovski được ứng dụng trong đồng hồ như thế nào?

đánh giá post này

Tin liên quan