ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Chia sẻ kinh nghiệm

Đá Ceramic là gì? Chất liệu Ceramic có tác dụng gì?

Đá Ceramic là một trong những loại vật liệu cao cấp được con người chế tạo ra để phục vụ và nâng cao đời sống. Đá Ceramic cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Vậy chất liệu đá Ceramic là gì? Bạn đã hiểu chính xác về nó? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu bên dưới bài viết này nhé! 

Chất liệu đá Ceramic là gì?

Vật liệu Ceramic hay còn gọi là gốm sứ. Ceramic đã được kỹ thuật hóa, khác xa so với những loại gốm thông thường, chúng được nâng cấp và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên đã trở thành các loại vật liệu cao cấp mà rất nhiều ngành công nghiệp chế tạo đã lựa chọn để sản xuất các thiết bị.

Ceramic là một trong những chất liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp đồng hồ
Ceramic là một trong những chất liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp đồng hồ

Ưu điểm của chất liệu gốm đá Ceramic là gì?

Độ bền cao

Mọi người thường nghĩ rằng gốm sứ rất dễ bị vỡ và độ bền không cao đúng không? Tuy nhiên đối với gốm Ceramic thì chúng cứng gấp 3-4 lần thép vì chúng đã được kỹ thuật hóa bằng công nghệ hiện đại.

Ceramic có độ bền cao và được sử dụng khá rộng rãi trong ngành công nghiệp đồng hồ
Ceramic có độ bền cao và khá được ưa chuộng 

Siêu nhẹ

Mặc dù cứng gấp 3-4 lần thép nhưng lại nhẹ hơn thép rất nhiều lần. Nhờ tỉ trọng thấp lại sở hữu độ cứng và độ bền cao nên các vật liệu ceramic luôn được ưa chuộng

Chịu nhiệt cực tốt

Gốm Ceramic được tạo nên từ bột gốm sau khi trải qua quá trình xử lý, nung nóng để tạo nên hình dáng dạng rắn nhất định đạt độ cứng cần thiết. Do để làm ra một sản phẩm gốm, người ta phải trải qua một quá trình nung trong lò nhiệt độ cực cao để tạo ra sản phẩm gốm hoàn chỉnh nhất. Vì vậy, chất liệu này có thể chịu được nhiệt khá cao.

An toàn và thân thiện

Gốm sứ Ceramic là loại vật liệu an toàn, không độc hai khi tiếp xúc nên người dùng có thể an tâm sử dụng loại vật liệu này mà không lo ngại các vấn đề gây kích ứng da.

Đá Ceramic có tác dụng gì trong ngành chế tác đồng hồ?

Đồng hồ Ceramic là gì?

Đồng hồ Ceramic (hay còn gọi là đồng hồ đá) là loại đồng hồ có những chi tiết được chế tác từ nhóm chất Ceramic (gốm),các chi ti tiết này có thể là dây, vỏ hoặc cả bộ khung bên ngoài gồm dây, vỏ và vòng bezel đồng hồ.

Đồng hồ Ceramic mang thiết kế sang trọng và được ưa chuộng
Đồng hồ Ceramic mang thiết kế sang trọng và được ưa chuộng

Ưu và nhược điểm của đồng hồ Ceramic

Ưu điểm

Độ bền cao

Ceramic có đặc điểm không bị phai màu và dễ làm sạch hơn so với các chất liệu khác. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống xước và chống nước tốt do ceramix có độ cứng cao hơn so với thép không gỉ.

Trọng lượng nhẹ

Chất kiệu Ceramic mang tới cảm giác đeo nhẹ nhàng, thanh thoát cho người dùng mặc dù trông có vẻ nặng nề hơn các chất liệu khác

Tính thẩm mỹ cao

Dây đồng hồ sử dụng chất liệu Ceramic được đánh giá là mang tính thẩm mỹ cao hơn do thiết kế độc lạ cùng độ sáng bóng, bắt mắt. 

Đồng hồ Ceramic mang tính thẩm mỹ cực cao
Đồng hồ Ceramic mang tính thẩm mỹ cực cao

Chất liệu Ceramic khi được sử dụng để chế tác làm dây đồng hồ sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm vì thiết kế độc đáo và mới lạ. 

Không gây dị ứng

Ceramic không gây kích ứng, không độc hại khi tiếp xúc với da tay nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe của người dùng.

Nhược điểm

Dễ vỡ, sứt mẻ

Ceramic sẽ có khả năng bị vỡ nếu lực bẻ hoặc uốn lớn vì chúng không dẻo giống như kim loại. Không chỉ vậy, đồng hồ Ceramic vẫn có khả năng sứt mẻ khi gặp va chạm mạnh nên các bạn cần lưu ý khi sử dụng nhé!

Khó chế tác

Vì là chất liệu khó chế tác nên các sản phẩm đồng hồ làm từ đá Ceramic đều có giá thành cao.

Chặng đường phát triển của những chiếc đồng hồ Ceramic

Như các bạn đã đọc, Ceramic là chất liệu khó sử dụng lại có thể dễ bị vỡ, sứt mẻ khi gặp va đập mạnh, cùng với giá thành khá cao, do đó, đây không phải là chất liệu được các thương hiệu đồng hồ ưu tiên sử dụng.

Chiếc đồng hồ sử dụng chất liệu Ceramic đầu tiên ra đời thuộc hãng đồng hồ Rado vào năm 1962 – ngày nay thuộc tập đoàn Swatch Group.

Tiếp theo là sự xuất hiện của thương hiệu đình đám Omega năm 1973, tiếp theo là IWC năm 1986, và sau đó là hàng loạt những cái tên “có sức nặng khác” như Rolex, Tissot,… cũng lần lượt cho ra đời những mẫu đồng hồ với chất liệu Ceramic “khó nhằn” này.

Hi vọng bài viết trên sẽ đem đến kiến thức bổ ích cho các bạn về đồng hồ. Ghé thăm Website TopWatch để khám phá thêm nhiều điều thú vị và bổ ích về đồng hồ bạn nhé! Hoặc bạn có thể đến trực tiếp showroom của chúng mình để có thể trải nghiệm và được tư vấn tỉ mỉ về các chiếc đồng hồ chính hãng khác nhé!

Xem thêm

Altimeter là gì? Ý nghĩa của dòng chữ này trên mặt đồng hồ là gì?

Caliber là gì? Tần tần tật về thuật ngữ Caliber ở đồng hồ

Japan movt là gì? Hiểu đúng về kí hiệu này trên đồng hồ của bạn

đánh giá post này

Tin liên quan