ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Đồng hồ cơ là gì? TOP 3 thương hiệu đồng hồ cơ bán chạy nhất

Đồng hồ cơ, với cơ chế vận hành tự động độc đáo, là lựa chọn hoàn hảo cho những tín đồ yêu thích sự tinh tế và chất lượng vượt thời gian. Khác với đồng hồ điện tử, đồng hồ cơ hoạt động nhờ vào chuyển động của cổ tay người đeo, mang đến cảm giác đặc biệt và sự kết nối giữa người và chiếc đồng hồ. Nếu bạn đang tìm hiểu đồng hồ cơ là gì và muốn khám phá thêm những đặc điểm nổi bật của nó, hãy cùng TopWatch tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đồng hồ cơ là gì?

Đồng hồ cơ là dòng đồng hồ hoạt động hoàn toàn bằng cơ học, không sử dụng pin hay bất kỳ nguồn năng lượng điện tử nào. Thay vào đó, năng lượng được tạo ra từ bộ dây cót (khi lên dây hoặc chuyển động cổ tay) truyền qua hệ thống bánh răng và trục xoay để vận hành bộ kim một cách chính xác.

Đồng hồ Patek Philippe Annual Calendar 5396R-001
Đồng hồ Patek Philippe Annual Calendar 5396R-001

Theo ghi chép lịch sử, chiếc đồng hồ cơ đầu tiên được phát minh vào năm 1275 bởi một tu sĩ người Ý. Khi ấy, chúng có kích thước lớn và vận hành khá thô sơ. Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, đồng hồ cơ mới được thu gọn thành dạng đeo tay nhỏ gọn, mỏng nhẹ hơn, đồng thời được tích hợp thêm cơ chế tự động lên dây cót – đánh dấu bước ngoặt lớn trong ngành chế tác đồng hồ.

Có bao nhiêu loại đồng hồ cơ?

Dựa vào cách lên dây cót, đồng hồ cơ được chia thành 3 loại chính. Mỗi loại đều có cơ chế hoạt động riêng, phù hợp với thói quen và nhu cầu sử dụng khác nhau:

  • Đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay (Hand-winding): Đây là dạng truyền thống nhất, hoạt động dựa trên việc người dùng phải vặn núm chỉnh hàng ngày để nạp năng lượng cho bộ máy. Nếu không lên dây thường xuyên, đồng hồ sẽ ngừng chạy.
  • Đồng hồ cơ tự động (Automatic): Hoạt động nhờ chuyển động tự nhiên của cổ tay người đeo. Khi bạn di chuyển cổ tay, rotor bên trong sẽ quay và tự động lên dây cót.
  • Đồng hồ cơ kết hợp (Hybrid): Là sự kết hợp giữa hai loại trên – vừa tự động lên dây khi đeo, vừa có thể vặn tay để bổ sung năng lượng khi không sử dụng thường xuyên.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Cấu tạo chính

Đồng hồ cơ là một cỗ máy cơ khí tinh xảo, được tạo nên từ hàng trăm linh kiện nhỏ gắn kết chặt chẽ với nhau. Mỗi bộ phận đều đóng vai trò riêng, cùng nhau duy trì hoạt động ổn định và chính xác theo thời gian. Một số thành phần cơ bản và quan trọng có thể kể đến như:

  • Núm chỉnh giờ: Thường được bố trí bên phải để người dùng dễ thao tác khi lên dây cót hoặc chỉnh giờ.
  • Dây cót: Là sợi dây thép mảnh, mềm, được cuộn bên trong hộp tang trống. Khi lên dây, năng lượng được tích trữ và dần truyền đi thông qua hệ thống bánh răng.
Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ
Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ
  • Hệ thống bánh răng: Gồm bánh trung tâm, bánh trung gian, bánh thứ tư và bánh hồi – tất cả cùng tạo nên chuỗi truyền động đồng bộ. Trong đó:
    • Bánh trung tâm quay một vòng trong 12 giờ – liên kết với kim giờ.
    • Bánh thứ tư quay 1 vòng/phút – gắn với kim giây.
    • Bánh răng hồi và bộ thoát kiểm soát năng lượng truyền đi, đảm bảo độ chính xác.
  • Bánh lắc và dây tóc: Hoạt động như trái tim của đồng hồ, dao động hàng nghìn lần mỗi giờ để duy trì thời gian chính xác. Tần số dao động càng cao thì đồng hồ càng chính xác.
  • Chân kính: Được làm từ đá quý như ruby tổng hợp để giảm ma sát, tăng tuổi thọ cho bộ máy.
Chân kính đồng hồ cơ
Chân kính đồng hồ cơ
  • Rotor (bánh đà): Đây là bộ phận chỉ xuất hiện ở đồng hồ cơ tự động. Rotor có hình bán nguyệt, gắn liền với trung tâm cỗ máy và xoay quanh trục 360 độ khi cổ tay chuyển động. Nhờ vậy, năng lượng được truyền đến dây cót để tự động lên dây mà không cần thao tác thủ công.

Nguyên lý hoạt động

Đồng hồ cơ hoạt động dựa trên năng lượng được tích trữ trong dây cót. Khi người đeo di chuyển cổ tay, bánh đà (rotor) bên trong sẽ quay và truyền động qua hệ thống bánh răng để lên dây cót – đây là nguyên lý của đồng hồ cơ tự động. Ngoài ra, với dòng đồng hồ cơ thủ công, bạn cần vặn núm chỉnh giờ để lên dây cót bằng tay.

Dù lên dây tự động hay thủ công, dây cót đều sẽ được cuộn chặt lại, sau đó dần bung ra và tạo lực kéo giúp các bánh răng bắt đầu chuyển động. Để kiểm soát chuyển động này, bộ máy còn được trang bị thêm bộ thoát (escapement) – thành phần giúp chia năng lượng thành từng nhịp đều đặn, tránh việc các bánh răng quay loạn xạ. Cuối cùng, các bánh răng sẽ truyền động đến trục gắn kim giờ, phút và giây trên mặt số. Nhờ vậy, bạn có thể theo dõi thời gian một cách chính xác qua chuyển động mượt mà của những chiếc kim này.

Ưu và nhược điểm của đồng hồ cơ

Dưới đây là một số ưu nhược điểm về đồng hồ cơ mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy:

Ưu điểm

  • Không cần thay pin.
  • Thiết kế thể hiện được sự tinh xảo của nghệ thuật chế tác và kỹ thuật cơ khí.
  • Có giá trị sưu tầm cao nhờ vào quy trình chế tác thủ công tinh xảo và số lượng sản xuất giới hạn.
Đồng hồ Omega Speedmaster “Silver Snoopy Award” 50th Anniversary
Đồng hồ Omega Speedmaster “Silver Snoopy Award” 50th Anniversary

Nhược điểm

  • Cần bảo dưỡng định kỳ.
  • Độ chính xác thấp hơn đồng hồ quartz.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi va chạm hoặc từ trường.
  • Giá thành cao hơn so với đồng hồ pin cùng phân khúc.

TOP 3 thương hiệu đồng hồ cơ bán chạy nhất

Thương hiệu Patek Philippe

Là một trong những thương hiệu đồng hồ cao cấp hàng đầu Thụy Sỹ, Patek Philippe gây ấn tượng với những cỗ máy thời gian cơ khí tinh xảo, đặc biệt là các mẫu thuộc dòng Grand Complication – nổi tiếng với độ phức tạp bậc nhất. Nhờ giá trị sưu tầm cao và độ hiếm, nhiều mẫu đồng hồ Patek có thể đạt giá hàng chục tỷ đồng, thường chỉ xuất hiện trong các phiên đấu giá danh giá hoặc nằm trong bộ sưu tập của giới thượng lưu.

Đồng hồ Patek Philippe Grand Complications 6301P-001
Đồng hồ Patek Philippe Grand Complications 6301P-001

Thương hiệu Audemars Piguet

Audemars Piguet là thương hiệu gắn liền với dòng Royal Oak huyền thoại – biểu tượng của thiết kế táo bạo, mạnh mẽ và đầy cá tính. Các bộ máy cơ học của hãng đều được hoàn thiện thủ công với độ tinh xảo cao, thể hiện nghệ thuật chế tác đỉnh cao của Thụy Sỹ. Nhờ sự kết hợp giữa kỹ thuật xuất sắc và phong cách thiết kế độc đáo, Audemars Piguet đã trở thành lựa chọn hàng đầu của giới mộ điệu đồng hồ cao cấp, đặc biệt là giới trẻ thành đạt và tầng lớp siêu giàu toàn cầu.

Đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak 26574ST.OO.1220ST.02
Đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak 26574ST.OO.1220ST.02

Thương hiệu Vacheron Constantin

Vacheron Constantin là thương hiệu lâu đời nhất trong bộ ba “tam thánh đồng hồ” của Thụy Sỹ (cùng với Patek Philippe và Audemars Piguet), đã ghi dấu ấn từ năm 1755. Hãng nổi bật với những thiết kế mang phong cách cổ điển, thanh lịch và độ hoàn thiện thủ công tinh xảo. Qua đó, mỗi chiếc đồng hồ của họ không chỉ là công cụ đo thời gian mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang giá trị sưu tầm, xứng đáng với di sản hơn 250 năm trong ngành chế tác đồng hồ cơ học.

Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas 4000V/210A-B911
Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas 4000V/210A-B911

Câu hỏi thường gặp

Thời gian trữ cót của đồng hồ cơ bao lâu?

Thông thường, đồng hồ cơ có thể hoạt động từ 36 đến 48 giờ sau khi lên dây đầy đủ. Một số mẫu cao cấp được trang bị bộ máy đặc biệt còn có thể trữ cót lên đến 72–120 giờ.

Bảo quản đồng hồ cơ đúng cách như thế nào?

Để đồng hồ cơ hoạt động bền bỉ, bạn nên tránh va chạm mạnh, tránh tiếp xúc với từ trường, lên cót đều đặn nếu là đồng hồ lên dây tay, và bảo dưỡng định kỳ mỗi 2–3 năm tại trung tâm uy tín.

Có cần lên dây cót đồng hồ cơ thường xuyên không?

Bạn cần lên dây cót đồng hồ cơ thường xuyên nếu sử dụng đồng hồ Hand-winding. Với đối với đồng hồ automatic, bạn nên đeo thường xuyên hoặc dùng hộp xoay (watch winder) để duy trì năng lượng khi không sử dụng.

Lên dây cót thường xuyên để đồng hồ cơ hoạt động trơn tru và chính xác
Lên dây cót thường xuyên để đồng hồ cơ hoạt động trơn tru và chính xác

Đồng hồ cơ và pin khác nhau thế nào?

Cách nhanh nhất để phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ pin là quan sát chuyển động của kim giây cùng cơ chế hoạt động bên trong. Đồng hồ cơ hoạt động bằng dây cót cơ học, kim giây chuyển động mượt mà, liên tục và không ngắt quãng. Trong khi đó, đồng hồ pin (quartz) sử dụng năng lượng điện tử, khiến kim giây nhảy từng nấc một theo nhịp giây – đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất giữa hai loại đồng hồ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn, đừng bỏ qua bài viết “Bật mí cách phân biệt đồng hồ cơ và pin siêu chi tiết” mà TopWatch đã chuẩn bị cho bạn!

Kết luận

Kiến thức trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đồng hồ cơ – từ nguyên lý hoạt động đến các đặc điểm nổi bật. Qua đó, bạn có thể dễ dàng cân nhắc và lựa chọn mẫu đồng hồ phù hợp với nhu cầu, gu thẩm mỹ và phong cách sống của mình. Nếu đồng hồ của bạn cần tư vấn hay hỗ trợ kỹ thuật, đừng quên TopWatch luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn nhé.

đánh giá post này

Tin liên quan