ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Lịch sử thương hiệu

Đồng hồ A.Lange & Sohne 31

Trên thực tế, trăng tròn và trăng khuyết là loại lịch cổ xưa nhất, sử dụng hai kỳ trăng như là một đơn vị cơ bản của thời gian. Cấu trúc của một chiếc đồng hồ cơ khí đeo tay với mức dự trữ năng lượng của một tháng trăng là một mơ ước lớn của những người làm đồng hồ. Một thiết kế mang tính hệ thống dành cho khối tích trữ năng lượng cùng với cơ chế phân phối độc đáo chính là bộ máy 2 dây cót với chốt lên dây hình vuông của Lange 31.

Để tích trữ một lượng năng lượng lớn như vậy thì nó có hai cuộn dây cót chính với đường kính 25mm. Không gian của dây cót kép này chiếm 3/4 kích thước của máy. Mỗi chiếc dây cót có độ dài là 185cm  và cả hai sợi dây cót có chiều dài lớn hơn từ 5-10 lần so với những dây cót của đồng hồ thông thường. Mức năng lượng tổng cộng của hai dây cót có thể nâng một thanh chocolate Thụy Sỹ nặng 100g lên đến độ cao 3,2m  Điều này cũng gây nên một số khó khăn khi làm thế nào để có thể lên giây cho dây cót này bằng núm vặn thông thường. Đó là lý do vì sao mà các kỹ sư lại tìm đến một “chìa khóa công nghệ” lấy từ những chiếc đồng hồ bỏ túi trong lịch sử. Một mấu nối hình vuông tra chìa khóa được đưa ra ngoài thông qua một cửa sổ trên nắp kính sapphire phía sau để lên giây cho các dây cót. Chiếc chìa khóa này có tiện một bánh nhỏ cho phép lên giây nhẹ nhàng như núm vặn thông thường và một bộ hạn chế mô men ngăn ngừa tai nạn do vặn quá tay.
Vấn đề tiếp theo là làm sao có thể đưa được khối năng lượng khổng lồ tích trữ trong dây cót đến dây tóc dao động của đồng hồ. Một điều mà ai cũng biết đó là khi dây tóc giãn thì mô men tại thời điểm ban đầu và khi giãn hoàn toàn là khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của đồng hồ. Để đối phó với vấn đề này, Leonardo da Vinci đã phát minh ra một cơ cấu truyền động dạng bánh côn từ 500 năm trước. Nhờ đó sự mất mát mô men của dây cót được bù bằng đòn bẩy. Ứng dụng thiết kế của một bộ truyền động côn – xích (fusee – and – chain), nguyên tắc này đã có mặt trên hai chiếc đồng hồ thế hệ mới đó là: Tourbillon “Pour le Merite” và Tourbograph “Pour le Merite”. Nhưng đối với mức năng lượng 31 ngày, cấu trúc này không phù hợp bởi kích thước của chúng đòi hỏi khá lớn. Vậy các kỹ sư của Lange đã tìm ra một giải pháp khác: đó là sử dụng cơ cấu hồi với lực không đổi (constant-force escapement). Nó dựa trên một dây cót phụ sẽ giãn theo từng giai đoạn để tạo ra những mức mô men như nhau mà không phụ thuộc vào trạng thái của dây cót chính. Vấn đề của chiếc Lange 31 giờ đã được giải quyết hoàn toàn.
(Bộ truyền động dạng côn xích)
(Sơ đồ lên dây của Lange 31)
Cơ cấu hồi lực không đổi đã được Ferdinand Adolph Lange quan tâm từ lâu. Khoảng năm 1866, ông đã phát minh ra một cơ cấu hồi tương tự dành cho những chiếc đồng hồ bỏ túi. Sau đó ông đã phát triển cấu trúc tương đương cho chiếc đồng hồ lớn hiện đặt tại trụ sở với quả lắc dài đến 10m cho đến nay vẫn hoạt động và thông báo giờ chính xác cho nhân viên của hãng cũng như cư dân của thành phố Glasshute. 140 năm sau đó, hậu duệ của ông đã thể hiện thành công nguyên lý này với việc phát triển và cho ra đời bộ máy Calibre L034.1 có mức dự trữ năng lượng đến 31 ngày. Lange 31 chính là sự tiếp nối liên tục các truyền thống lâu đời là tạo nên những cải tiến hữu dụng. Vỏ bằng bạch kim của Lange 31 có đường kính ấn tượng 46mm và dày 15,9mm. Sau tất cả, nó cần không gian để chứa được nhiều năng lượng. Sau chu kỳ 31 ngày, kim trên thang đo mức năng lượng sẽ tụt về phần vạch đỏ và chúng ta cần phải lên giây lại.
Cách bố trí trên mặt đồng hồ đơn giản cùng với thiết kế vỏ trơn tru theo đúng phong cách cổ điển. Lange 31 không chỉ là chiếc đồng hồ chạy lâu nhất thế giới mà còn rất đẹp mắt .

Link youtube:

Theo Saviour (HHVN)

đánh giá post này

Tin liên quan

Danh mục

Bài viết gần đây

Bài viết xem nhiều nhất