ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Chia sẻ kinh nghiệm

Góc khám phá: Chronometer là gì? Chronometer có đặc điểm gì đặc biệt?

Chronometer là một khái niệm phổ biến trong đồng hồ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nó. Hãy cùng TopWatch khám phá Chronometer là gì trong bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé! 

Chronometer là gì?

Chronometer là một chứng nhận uy tín về độ chính xác của đồng hồ được tổ chức COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) chứng nhận độ chính xác của đồng hồ tại Thuỵ Sĩ kiểm duyệt và ban hành.

Mỗi quốc gia có một cách chứng nhận chuẩn Chronometer khác nhau. và riêng tại Thuỵ Sỹ, đồng hồ chuẩn Chronometer phải là đồng hồ được kiểm duyệt bởi COSC. Chính vì vậy, mà các chiếc đồng hồ Chronometer luôn được săn đón và yêu thích bởi giới điệu mộ cùng các tín đồ đồng hồ. 

Chứng nhận COSC Chronometer uy tín
Chứng nhận COSC Chronometer uy tín

Cách để nhận biết một chiếc đồng hồ có Chronometer hay không cũng cực kỳ đơn giản, một khi chiếc đồng hồ đã nhận được chứng nhận COSC thì dòng chữ Chronometer này sẽ được khắc lên trên một số bộ phận của đồng hồ như mặt số, mặt sau vỏ đồng hồ, bộ máy hoặc có giấy chứng nhận đi kèm đồng hồ.

Hiện tại, một số thương hiệu nổi tiếng sở hữu đồng hồ Chronometer có thể kế đến như Rolex, Omega, Breitling, TAG Heuer, Panerai,…

Lích sử hình thành thuật ngữ Chronometer trên đồng hồ đeo tay

Thuật ngữ Chronometer lần đầu tiên được phát minh vào năm 1714 bởi Jeremy Thacker tại Anh. Thời điểm bấy giờ, thuật này dùng để mô tả chức năng điều hướng thiên văn và xác định kinh độ.

Năm 1730, John Harrison phát minh ra máy đo hàng hải đầu tiên cho phép điều hướng biển chính xác – là một điều thiết yếu đối với hàng hải và hàng không.

Chiếc đồng hồ hàng hải đầu tiên được phát minh bởi John Harrison
Chiếc đồng hồ hàng hải đầu tiên được phát minh bởi John Harrison

Đến năm 1973, tổ chức phi lợi nhuận Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres (COSC) được thành lập bởi Bern, Geneva, Neuchâtel, Solothurn và Vaud cùng Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ (FHS), có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng bộ máy đồng hồ Thụy Sĩ.

Tiêu chuẩn Chronometer được COSC chứng nhận tương đương với tiêu chuẩn ISO3159 cho máy cơ và ISO10.553:2003 cho máy pin, được thực hiện kiểm tra tại phòng thí nghiệm đặt ở iel/Bienne, Saint-Imier/BE và Le Locle.

Phân biệt Chronometer và Chronograph

Nhiều người hay nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau. Tuy nhiên, 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. 

Chronometer: đây là một chứng nhận về độ chính xác của đồng hồ do tổ chức COSC tại Thuỵ Sỹ chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận.

Chronograph: là chức năng bấm giờ của đồng hồ. Chức năng này giúp người dùng đo lường một cách chính xác trong một khoảng thời gian nhất định. Thường thì những chiếc đồng hồ có tính năng này sẽ có 6 kim nên thường gọi là đồng hồ 6 kim. 

>> Cách sử dụng đồng hồ Chronograph

Tuy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng một chiếc đồng hồ vẫn có thể vừa có chức năng bấm giờ Chronograph và vừa có chứng nhận Chronometer, điển hình như chiếc Rolex Daytona và Omega Speedmaster.

Chiếc đồng hồ Rolex Daytona huyền thoại sở hữu cả Chronograph và ChronomterChiếc đồng hồ Rolex Daytona huyền thoại sở hữu cả Chronograph và Chronomter

Làm sao để một chiếc đồng hồ được chứng nhận Chronometer?

COSC sẽ tiến hành phép thử độ chính xác của đồng hồ bằng cách sử dụng các camera và máy tính để phân tích dữ liệu. Ngoài ra, tổ chức này còn dùng 2 chiếc đồng hồ nguyên tử có độ chính xác tuyệt đối thông qua 7 tiêu chí đánh giá:

1. Tốc độ trung bình 1 ngày: Sau 10 ngày thử nghiệm, đồng hồ chỉ được phép sai lệch từ -4 đến +6 giây/ngày nếu không chiếc đồng hồ đó sẽ bị loại. 

2. Tốc độ thay đổi trung bình: COSC theo dõi đồng hồ ở 5 điểm khác nhau (2 chiều nằm ngang và 3 chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không quá 2s. Đây cũng là một trong những quy trình khắc nghiệt nhất trong chuỗi kiểm tra này.

3. Tốc độ thay đổi lớn nhất của đồng hồ ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5s/ngày.

Đồng hồ để được chứng nhận COSC Chronometer phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt
Đồng hồ để được chứng nhận COSC Chronometer phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt

4. COSC trừ giá trị trung trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang, độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8s.

5. Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày với tốc độ trung bình trong ngày không quá 10s/ngày.

6. COSC thử nghiệm tốc độ đồng hồ tại 8 độ C và 38 độ C; sự sai khác về thời gian không được quá 0.6 giây mỗi ngày.

7. Sai số lũy tiến: được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở 2 ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5s.

Khi đạt 7 tiêu chuẩn ở đây thì chiếc đồng hồ sẽ được chứng nhận COSC chuẩn chất lượng. 

Lưu ý: Các chiếc đồng hồ có thể cùng mẫu mã, cùng thương hiệu sẽ có chiếc được chứng nhận chronometer, có chiếc lại không. Vì vậy, người mua phải chú ý các đặc điểm để nhận biết xem chiếc đồng hồ mình định mua có nhận được chứng nhận chronometer hay không. 

 

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ Chronometer là gì, cùng các khái niệm và thông tin xung quanh, cũng như không còn nhầm lẫn với khái niệm Chronograph. Hãy theo dõi chúng mình nhiều hơn tại Website TopWatch để khám phá thêm nhiều kiến thức về đồng hồ khác nhé. Hiện nay, tại TopWatch có phân phối đồng hồ chính hãng với giá cực kì ưu đãi – Giảm giá lên đến 70%. Hãy nhanh chân đến với chúng mình để chọn mua cho mình một chiếc đồng hồ chính hãng cực ưng ý nhé!

> Xem thêm:

Gold Plated là gì? Đồng hồ mạ vàng Gold Plated có đặc điểm gì?

Barometer là gì? Khám phá Barometer trên đồng hồ

Đá Cz là gì? Đá Cz được ứng dụng trên đồng hồ như thế nào?

đánh giá post này

Tin liên quan