Vỏ đồng hồ là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu của chiếc đồng hồ đeo tay. Vỏ đồng hồ không chỉ đơn giản là chất liệu mà đó là còn vẻ đẹp toàn diện của sản phẩm. Vậy những chất liệu thường dùng để chế tác vỏ đồng hồ là những chất liệu nào.
Chất liệu chế tác vỏ đồng hồ có nhiều loại khác nhau
Chất liệu đầu tiên được dùng để làm vỏ đồng hồ và cũng cực kỳ phổ biến đó là thép không gỉ 316L. Thép không gỉ 316L là hợp kim với các tính năng như mức giá phải chăng, bền bỉ, không bị gỉ… Loại chất liệu này có khả năng chống trầy xước tốt, dễ dàng đánh bóng và sáng. Độ cứng của chất liệu này cũng được đánh giá rất cao, đạt 5.5 – 6 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy xước thấp.
Thép không gỉ 316L được sử dụng phổ biến trong chế tác đồng hồ
Chất liệu Platium hay còn gọi là bạch kim. Đây là nguyên tố kim loại quý hiếm có màu trắng bạc và có độ cứng trung bình, nặng với khả năng chống gỉ, chống ăn mòn tuyệt đối. Vỏ đồng hồ được làm bằng Platium không phải dạng nguyên khối mà là hợp kim của bạch kim cùng các kim loại khác, tăng độ cứng lên gấp nhiều lần. Có thể nói dòng đồng hồ sử dụng Platium thường thuộc dạng đắt tiền và phân khúc xa xỉ.
>>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến đồng hồ mà bạn nên biết
Chất liệu Titanum có chứa nhiều hợp kim Titan và là nguyên tố kim loại rất nhẹ, độ bền cao và được sử dụng nhiều trong ngành hàng không vũ trụ. Tuy nhiên sử dụng chất liệu này để làm vỏ đồng hồ thì khả năng chống trầy chỉ ở mức trung bình. Nếu bạn thích các mẫu đồng hồ vỏ đồng hồ bằng Titanum thì nên chọn các dòng đồng hồ Citizen bởi được sử dụng công nghệ ion hóa bề mặt, tạo lớp phủ tăng độ cứng rất tốt cho sản phẩm.
Chất liệu Tatinum có độ bền cao
Ceramic hay còn gọi là sức. Với những chiếc đồng hồ sử dụng Ceramic làm vỏ sẽ được thực hiện qua xử lý nhiệt, trọng lượng khá nhẹ, rất cứng. Thông thường chất liệu này được dùng để làm vỏ, dây đeo và niềng của những chiếc đồng hồ thời trang nữ. Độ cứng của Ceramic: đạt 8-8.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, khả năng chống trầy rất cao.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chỉnh giờ đồng hồ đúng cách
Mạ vàng là một trong những chất liệu được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay. Mạ vàng là phủ một lớp vàng lên lõi kim loại, thông thường kim loại ở đây sẽ sử dụng thép không gỉ và công nghệ lót TiN. Lớp mạ vàng này sẽ tạo vẻ sang trọng hơn cho chiếc đồng hồ bạn đeo. Độ cứng của lớp mạ vàng: đạt 9 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy ngang với Sapphire.
Công nghệ mạ vàng đường dùng nhiều khi chế tác vỏ đồng hồ
Vàng cũng là chất liệu được dùng để làm vỏ đồng hồ. Tuy nhiên vàng hồng, vàng trắng, vàng vàng là những hợp kim chứa 75% vàng nguyên chất và có độ cứng thấp, dễ bị trầy xước. Những chiếc đồng hồ có vỏ làm từ vàng nguyên khối thường rất đắt và có giá thành cực kỳ cao.
Hãy chọn cho mình một chiếc đồng hồ với chất liệu vỏ phù hợp nhé. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu đồng hồ tại Topwatch để được tư vấn cụ thể hơn.
27/01/2021
Đồng hồ Orient mặt lồi hay còn gọi là mặt...
02/12/2020
Khi sử dụng đồng hồ đeo tay được một thời...
10/05/2021
Nhiều người dùng thường nhầm lẫn giữa hai thương hiệu...
Tất cả ngày trong tuần
0899.720.888
Đồng hồ chính hãng
Add: 367 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vập, TP Hồ Chí Minh
Tel: 0899.720.888
Add: 476A Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Add: 109 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Add: 58 Nguyễn Cư Trinh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Chính sách cộng tác viên
Công ty cổ phần Bệnh Viện Đồng Hồ
Mã số thuế: 0314935068
Email: info@benhviendongho.vn
Góp ý, khiếu nại
© Copyright 2019 Topwatch.vn, All rights reserved.