Bạn đã nghe đến đồng hồ lặn rồi phải không. Các thương hiệu như Orient, Seiko, Rolex, Tissot… đều cho ra đời những mẫu sản phẩm đồng hồ lặn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn có ý định mua cho mình chiếc đồng hồ lặn, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để biết rõ hơn về đồng hồ lặn cũng như có sự lựa chọn tốt nhất.
Đồng hồ lặn có thông số chống nước ít nhất 200M
Điều đầu tiên bạn phải chú ý khi mua đồng hồ lặn đó là thông số chống nước. Độ chống nước bao nhiêu có thể sử dụng để lặn và chịu được áp suất cũng như các điều kiện dưới nước.
Vậy thông số bao nhiêu của đồng hồ có thể dùng để đi lặn. Thực tế, chiếc đồng hồ nào có độ chống nước tối thiểu 200M mới có thể sử dụng để đi lặn. Tuy nhiên độ chống nước được ghi trên mặt số đồng hồ kèm theo dòng chữ Dive Watch hoặc Diver Watch.
>>>Xem thêm: Các thông số về đồng hồ chống nước cần biết
Đồng hồ lặn đảm bảo tiêu chuẩn ISO 6425
Hiện nay nhiều thương hiệu dấn thân vào lĩnh vực đồng hồ lặn, vì vậy ngành đồng hồ phải có tiêu chuẩn riêng cho loại đồng hồ này. Đó là tiêu chuẩn quốc tế ISO 6425.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6425 chỉ rõ những yêu cầu và phương pháp thử nghiệm dành cho đồng hồ lặn (bao gồm việc lặn với bình dưỡng khí). Những thiết bị đo thời gian lặn buộc phải chịu được độ sâu ít nhất là 100 mét, và đáp ứng các yêu cầu sau:
– Phải có một thiết bị đặt trước thời gian, đặc biệt vành bezel với đánh dấu mỗi 5 phút.
– Khả năng có thể đọc được thời gian ở khoảng cách 25 cm trong điều kiện không có ánh sáng.
– Giúp người dùng biết chiếc đồng hồ vẫn đang hoạt động (đơn giản nhất là kim giây được phủ lớp phát quang).
– Có khả năng chống từ, chống sốc, chống nhiệt và chống nước muối
– Dây đeo có độ bền cao
Một chiếc đồng hồ lặn phải trải qua nhiều bước kiểm tra khác nhau
Để được công nhận là đông hồ đạt tiêu chuẩn ISO 6425, chiếc đồng hồ đó phải trải qua 7 bước như sau.
– Đầu tiên là đồng hồ được ngâm trong nước 18-25°C, ở độ sâu 30 ± 2 cm trong 50 giờ. Trong thời gian này, chiếc đồng hồ phải hoạt động chính xác.
– Tiếp theo sẽ kiểm tra ngưng tụ bằng cách đặt đồng hồ lên một tấm làm nóng ở nhiệt độ 40 – 45 độ C trong khoảng thời gian đến khi đồng hồ đạt nhiệt độ bằng với tấm làm nóng. Sau đó, nhỏ một giọt nước có nhiệt độ từ 18°C – 25°C lên mặt kính của đồng hồ. Sau một vài phút nước sẽ được lau sạch và yêu cầu đồng hồ vẫn khô ráo bên trong, nếu có sự ngưng tụ nước thì chứng tỏ thí nghiệm thất bại.
Đồng hồ lặn phải có khả năng chịu áp lực tốt
– Kiểm tra khả năng chịu áp lực. Chiếc đồng hồ lặn chịu nước được ở mức 300m sẽ phải thử nghiệm ở mức 375m và được giữ ở áp suất đó trong hai giờ và ở mức 0.3BA trong một giờ nữa. Nếu kết thúc quá trình này không có sự ngưng tụ nào sẽ đạt yêu cầu cho phép.
– Đồng hồ lặn sẽ được ngâm trong nước có nhiệt độ 40°C ở độ sâu 30 ± 2cm với khoảng 10 phút, tiếp theo ngâm nước có nhiệt độ 5°C ở độ sâu 30 ± 2 cm cũng trong 10 phút, sau đó lại quay trở về ngâm đồng hồ trong nước có nhiệt độ 40°C ở độ sâu 30 ± 2 cm bằng thời gian tương ứng. Đây là bước kiểm tra chống sốc nhiệt của đồng hồ lặn.
– Kháng từ: đồng hồ phải giữ lại độ chính xác đến +/- 30 giây mỗi ngày sau 3 lần phơi sáng lên trường 4,800 A/m.
– Bước kiểm tra kháng nước muối, đồng hồ sẽ được nhúng vào dung dịch muối tương ứng với độ mặn của nước biển trong vòng 24 giờ. Sau đó các bộ phận như vỏ, núm chỉnh, bezel xoay được kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả đều hoạt động chính xác.
– Bước kiểm tra chống sốc bằng cách sốc điện trên chiếc đồng hồ đeo tay vuông góc với mặt, được tạo ra bởi một cái búa nhựa 3kg với tốc độ 4,43 mét / giây. Đồng hồ phải tiếp tục hoạt động với tốc độ thay đổi tối đa +/- 60 giây mỗi ngày mới đạt tiêu chuẩn.
– Thử đồng hồ trong môi trường giàu khí Helium. Van thoát khí Heli là van được đặt ở vị trí 9 giờ của vỏ đồng hồ để thoát khí heli ra khỏi vỏ đồng hồ bởi khi thay đổi áp suất, khí heli sẽ tìm cách thoát ra khỏi đồng hồ và gây rạn nứt mặt kính.
Chiếc đồng hồ lặn sẽ được đặt trong môi trường nước có áp suất cao hơn chỉ số của nó là 125% trong 15 ngày. Sau đó giảm nhanh chóng áp suất để tương đương với áp suất khí quyển trong thời gian không quá 3 phút. Nếu sau thử thách này, chiếc đồng hồ cơ vẫn sẽ hoạt động bình thường khi lên cót là đạt tiêu chuẩn.
>>> Seri đồng hồ lặn thương hiệu Orient cho nam
Núm của đồng hồ lặn có dạng vít vặn
Một chiếc đồng hồ lặn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
– Đầu tiên là vỏ và dây đồng hồ phải làm từ chất liệu bền bỉ để không bị tác động bởi nước biển.
– Mặt kính của đồng hồ lặn phải rất dày, đôi khi hình vòm để chịu được áp lực cột nước.
– Núm điều chỉnh và nắp lưng của đồng hồ có dạng vít vặn, vừa giúp đồng hồ lặn chắc chắn vừa ngăn được nước đi vào trong bộ máy.
– Vòng đệm còn gọi Gioăng/Gasket (tùy mẫu) niêm phong nắp lưng, núm điều chỉnh, mặt kính để chống nước thường được làm bằng cao su, nhựa
– Van Heli (ở các mẫu đồng hồ lặn 30 ATM trở lên tiêu chuẩn ISO 6425) để ngăn khí Heli đáy biển xâm nhập bộ máy.
Đây là tất cả những thông tin liên quan đến đồng hồ lặn. Nếu bạn có ý định sắm cho mình một em đồng hồ lặn để thỏa sức khám phá thế giới đại dương trong mùa hè này thì đừng quên tìm hiểu kỹ hoặc đến trực tiếp các cửa hàng đồng hồ chính hãng để được tư vấn và lựa chọn nhé.
19/05/2020
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng...
27/06/2017
Mua đồng hồ nam giá rẻ chính hãng nên hay không...
24/05/2021
Thương hiệu đồng hồ Casio có lẽ là cái tên...
Tất cả ngày trong tuần
0899.720.888
Đồng hồ chính hãng
Add: 367 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vập, TP Hồ Chí Minh
Tel: 0899.720.888
Add: 476A Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Add: 109 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Add: 58 Nguyễn Cư Trinh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Chính sách cộng tác viên
Công ty cổ phần Bệnh Viện Đồng Hồ
Mã số thuế: 0314935068
Email: info@benhviendongho.vn
Góp ý, khiếu nại
© Copyright 2019 Topwatch.vn, All rights reserved.