ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ cơ và bảo quản đúng chuẩn

Không giống như đồng hồ pin hiện đại, đồng hồ cơ yêu cầu người dùng phải tác động thủ công và thao tác đúng cách để đảm bảo độ chính xác cũng như tuổi thọ bộ máy. Nếu sử dụng sai, đồng hồ có thể sai lệch giờ hoặc hư hỏng cơ cấu bên trong. Để tránh những lỗi không đáng có, hãy cùng TopWatch tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ cơ qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!

Cách lên dây cót cho đồng hồ cơ tại nhà

Muốn đồng hồ cơ chạy chính xác và bền theo thời gian, bạn cần biết cách lên dây cót đúng cách. Với từng dòng máy như Handwinding và Automatic, thao tác sẽ có đôi chút khác biệt như sau:

Cách lên dây cót đồng hồ cơ Handwinding

Đồng hồ Handwinding (lên cót tay) không có cơ chế tự động, vì vậy bạn cần lên dây thủ công mỗi ngày để giữ cho đồng hồ hoạt động ổn định.

Cách thực hiện:

  1. Giữ đồng hồ và xoay núm vặn khi đang ở vị trí đóng (không cần rút núm ra).
  2. Vặn nhẹ núm theo chiều kim đồng hồ, thao tác đều tay và từ tốn.
  3. Thực hiện khoảng 15 đến 25 vòng cho mỗi lần lên cót.
  4. Khi cảm thấy núm hơi cứng lại, hãy dừng ngay để tránh làm hỏng dây cót.
Nên lên dây cót vào khung giờ cố định để đồng hồ hoạt động chính xác và ổn định
Nên lên dây cót vào khung giờ cố định để đồng hồ hoạt động chính xác và ổn định

Cách lên dây cót đồng hồ cơ Automatic

Đồng hồ Automatic có cơ chế tự lên dây nhờ chuyển động cổ tay của người đeo. Tuy nhiên, nếu bạn ít sử dụng hoặc mới lấy đồng hồ ra khỏi hộp, việc lên dây thủ công là cần thiết để khởi động bộ máy.

Cách thực hiện:

  1. Giữ núm ở vị trí đóng, xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
  2. Vặn khoảng 20 đến 30 vòng để nạp đủ năng lượng ban đầu.
  3. Sau đó, đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để rotor tiếp tục nạp cót khi bạn vận động.
Đeo đồng hồ mỗi ngày để bộ máy tự động được nạp đầy năng lượng
Đeo đồng hồ mỗi ngày để bộ máy tự động được nạp đầy năng lượng

Lưu ý: Đồng hồ Automatic có cơ chế trượt chống đầy cót, nên không lo bị đứt. Tuy vậy, bạn vẫn nên thao tác từ tốn, tránh xoay quá nhanh hoặc dùng lực quá mạnh để bảo vệ núm vặn và bộ truyền động.

Những lưu ý quan trọng khi lên cót đồng hồ cơ

Để đảm bảo đồng hồ cơ hoạt động ổn định và tránh những hư hỏng không đáng có, bạn nên ghi nhớ một số điểm sau:

  • Không vặn núm khi tay còn ướt hoặc đồng hồ đang ẩm, tránh gây rỉ sét trục vặn và hỏng ron.
  • Tránh lên cót quá đà, nhất là với đồng hồ Handwinding. Nếu cảm thấy núm bắt đầu cứng thì bạn hãy dừng lại ngay để tránh làm đứt dây cót.
  • Không nên vừa đeo vừa lên cót, vì tư thế tay không đúng dễ tạo lực vặn nghiêng trục, lâu dài có thể làm mòn ren, lệch núm hoặc hỏng cơ cấu bên trong bộ máy.
Không nên xoay núm khi đang đeo đồng hồ trên tay
Không nên xoay núm khi đang đeo đồng hồ trên tay
  • Với đồng hồ có lịch ngày hoặc lịch thứ, tránh chỉnh lịch trong khoảng từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng, vì đây là thời gian máy tự động chuyển lịch. Can thiệp trong lúc này có thể khiến cơ chế lịch bị kẹt hoặc hỏng bánh răng.
  • Nếu không sử dụng thường xuyên, hãy lên cót định kỳ mỗi 2 đến 3 ngày để giúp bộ máy luôn hoạt động trơn tru, hạn chế tình trạng dầu bôi trơn bị khô hoặc chảy lệch vị trí.

Cách bảo quản và bảo dưỡng cho đồng hồ cơ

Một chiếc đồng hồ cơ, dù tinh xảo đến mấy, cũng cần được sử dụng và chăm sóc đúng cách để giữ được độ chính xác và tuổi thọ lâu dài. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản mà bạn nên ghi nhớ khi sử dụng đồng hồ cơ.

Tra dầu định kỳ cho đồng hồ

Sau một thời gian sử dụng, dầu bôi trơn trong bộ máy đồng hồ cơ sẽ dần bay hơi, biến chất hoặc chảy sai vị trí, khiến các bánh răng hoạt động kém hiệu quả, sai số tăng lên và có nguy cơ mài mòn linh kiện. Vậy đồng hồ cơ bao lâu nên lau dầu? Câu trả lời là khoảng 3 đến 5 năm một lần, tùy theo mức độ sử dụng và môi trường.

Bảo dưỡng định kỳ giúp đồng hồ vận hành ổn định và bền bỉ theo thời gian
Bảo dưỡng định kỳ giúp đồng hồ vận hành ổn định và bền bỉ theo thời gian

Tuy nhiên, việc này cần thực hiện tại trung tâm sửa chữa uy tín, với kỹ thuật viên chuyên môn cao và thiết bị chuyên dụng. Nếu bảo dưỡng sai cách, đồng hồ có thể mất khả năng chống nước hoặc hỏng máy.

Đảm bảo khả năng chống nước cho đồng hồ

Đồng hồ cơ không nên sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao như phòng xông hơi hay khi tắm nước nóng, vì hơi nước có thể ngưng tụ bên trong mặt kính, gây ảnh hưởng đến bộ máy.

Bạn nên kiểm tra định kỳ ron chống nước và núm vặn mỗi năm để đảm bảo đồng hồ vẫn kháng nước tốt. Nếu thấy dấu hiệu hấp hơi hoặc đọng nước bên trong kính, cần mang đồng hồ đi kiểm tra và xử lý ngay để tránh gỉ sét linh kiện.

Tránh đặt ở nơi nhiệt độ cao và từ tính

Từ trường và nhiệt độ cao là hai “kẻ thù thầm lặng” của đồng hồ cơ. Do đó bạn cần tránh để đồng hồ gần các thiết bị điện tử như: điện thoại, loa, tivi hoặc laptop, vì từ trường có thể làm lệch sai số bộ máy. Đồng thời, không nên để đồng hồ phơi nắng trực tiếp quá lâu vì nhiệt độ cao có thể khiến dầu bôi trơn bị khô hoặc giãn nở, ảnh hưởng đến khả năng vận hành ổn định của máy.

Bảo quản đúng cách khi không sử dụng

Khi không sử dụng trong thời gian dài, hãy đặt đồng hồ trong hộp kín, nơi khô ráo và thoáng khí, kèm theo túi hút ẩm để hạn chế hơi nước tích tụ. Với đồng hồ Automatic, nếu ít đeo, bạn có thể dùng watch winder (hộp xoay) để giữ máy hoạt động nhẹ nhàng, tránh khô dầu và sai lệch.

Hộp xoay là giải pháp lý tưởng cho những ai sở hữu nhiều đồng hồ cơ
Hộp xoay là giải pháp lý tưởng cho những ai sở hữu nhiều đồng hồ cơ

Lưu ý: Không nên để đồng hồ cơ ngừng chạy quá lâu vì điều này dễ khiến dầu bôi trơn bị tách lớp hoặc đóng cặn, ảnh hưởng đến hiệu suất máy.

Luôn theo dõi độ chính xác của đồng hồ

Thông thường, đồng hồ cơ có sai số từ 15 đến 30 giây mỗi ngày là hoàn toàn chấp nhận được. Với các mẫu cao cấp đạt chuẩn chronometer thì sai số có thể dưới 10 giây mỗi ngày.

Nếu bạn nhận thấy đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm bất thường, nên mang đến trung tâm kỹ thuật uy tín để kiểm tra và căn chỉnh bằng thiết bị đo chuyên dụng.

Kết luận

Việc biết cách sử dụng đồng hồ cơ đúng cách thực ra không hề phức tạp. Chỉ cần bạn hiểu cơ chế hoạt động và hình thành thói quen chăm sóc định kỳ, chiếc đồng hồ sẽ luôn vận hành ổn định và chính xác. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc đồng hồ cơ và muốn tìm hiểu sâu hơn về cách nhận biết sai số, điều chỉnh lịch hay chọn dây đeo phù hợp, đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo từ TopWatch nhé!

đánh giá post này

Tin liên quan