ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Kiến thức đồng hồ

Ký hiệu thường gặp trên đồng hồ đeo tay của bạn

Chắc chắn nhà sản xuất sẽ tính toán kỹ lưỡng các thông số cũng như ký hiệu cơ bản hiển thị trên chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ nhắn như vậy, làm thế nào để người dùng biết cách sử dụng hiệu quả nhất. Dưới đây là một số ký hiệu thường gặp trên đồng hồ đeo tay mà bạn nên biết.

Rất nhiều ký hiệu được nhà sản xuất sử dụng trên chiếc đồng hồ đeo tay

1. Ký hiệu liên quan đến tính năng và đặc điểm của đồng hồ

Nắm rõ tính năng và đặc điểm của từng chiếc đồng hồ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đúng cách. Ví dụ chiếc đồng hồ này có mức chống nước bao nhiêu, có thể đi bơi hay đi lặn được không. Hay chiếc đồng hồ cơ này có khả năng trữ cót hay không, tất cả sẽ được nhà sản xuất sử dụng ký hiệu để mô tả đặc điểm của sản phẩm.

– WR (Water Resistant): chữ viết tắt này là kí hiệu phổ biến nhất trên đồng hồ hiện nay, thường ở nắp lưng của đồng hồ và nói đến độ chịu nước của sản phẩm.

>>>>> Xem thêm: Thông số chống nước của đồng hồ

– ATM (Atmosphere): là đơn vị để xác định độ chịu nước của đồng hồ. Bao nhiêu ATM thì tương ứng với khả năng chống nước đến độ sâu có áp suất cột nước tương ứng.

– COSC (Controle Officiel Suise de Chronometres): là chứng nhận được cấp cho những đồng hồ đảm bảo về độ chính xác về thời gian tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3159.

– GMT (Greenwich Mean Time): dùng để chỉ tính năng múi giờ thứ 2 trên đồng hồ.

– MOP (Mother of Pearl): dùng để chỉ những mặt đồng hồ được khảm trai, thường xuất hiện trên các mẫu đồng hồ nữ.

– PR (Power Reserve): dùng để nói đến khả năng trữ cót của đồng hồ cơ.

– GTLS / H3 (Gaseous Tritium Light Source): dùng để chỉ những mẫu đồng hồ sở hữu công nghệ Triti dạ quang dạng ống ở trên các kim đồng hồ, cọc số…

– SL (Super-Luminova): dùng để chỉ những mẫu đồng hồ sử dụng chất liệu dạ quang Super-Luminova có thể sạc lại được.

– BPH (Beats per Hour) hoặc VPH (Vibrations per Hour): là đơn vị để chỉ dao động của bánh lắc trong đồng hồ cơ theo nhịp đập trên một giờ.

Ký hiệu và thông số được nhà sản xuất ghi ở mặt trước hoặc mặt sau của đồng hồ

2. Ký hiệu về màu sắc trên đồng hồ đeo tay

Ký hiệu về màu sắc giúp bạn lựa chọn đồng hồ theo màu không chỉ hợp với sở thích mà còn hợp với mệnh nữa. Nhất là khi bạn xem đồng hồ qua mạng và chưa định hình được đó là màu sắc gì thì có thể tham khảo các ký hiệu để biết chính xác nhé.

– RG (Rose Gold): chỉ đến màu sắc vàng hồng của chất liệu làm đồng hồ. Nó chỉ hợp kim vàng pha giữa gam vàng và gam đỏ hoa hồng đẹp mắt. Thông thường chất liệu sử dụng là vàng 18K.

– TT (Two Tone): Two Tone cũng có thể được gọi là Demi dùng để chỉ các mẫu đồng hồ có phong cách 2 màu sắc (thường là màu vàng của kim loại vàng + màu bạc của thép không gỉ).

– WG (White Gold): là hợp kim vàng có màu trắng bạc, trên đồng hồ thường dùng vàng trắng 18K làm vỏ (hoặc cả dây đeo).

– YG (Yellow Gold): là loại vàng thường thấy nhất trên đồng hồ (vàng 18K). Chúng có màu nhạt hơn vàng nguyên chất 24K.

– Pepsi (Blue & Red Bezel): dùng để chỉ vành bezel xoay có 2 màu đỏ và xanh dương.

Nắm rõ các ký hiệu giúp bạn biết cách sử dụng đồng hồ đúng cách

3. Ký hiệu về chất liệu sử dụng trên đồng hồ

Chất liệu này thường nói về chất liệu của vỏ và dây đeo đồng hồ. Thông thường đồng hồ sẽ sử dụng bạch kim, titanium… Sau đây là một số ký hiệu thường dùng trên đồng hồ đeo tay.

– GF (Gold Filled): có nghĩa là bọc vàng, phủ vàng. Từ này dùng để chỉ công nghệ dùng vàng thật (thường là vàng 18K) để bọc bên ngoài lõi thép không gỉ của dây đeo hoặc vỏ đồng hồ. Để được gọi là GF thì khối lượng vàng bọc bên ngoài phải bằng ít nhất 5% khối lượng lõi thép không gỉ bên trong.

– GP (Gold Plated): có nghĩa là mạ vàng. Giống với lớp bọc vàng GF bên ngoài nhưng các mẫu đồng hồ có kí hiệu GP thì lớp mạ này mỏng hơn.

– PVD (Physical Vapor Deposition): là tên viết tắt của công nghệ mạ chân không hiện đại. Nó phủ lớp vật liệu cực mỏng bên ngoài lõi thép không gỉ với ưu điểm khó phai màu, độ bền và độ cứng cao.

– Pt (Platinum): có nghĩa là bạch kim. Bạch kim dùng trên đồng hồ có tỉ lệ 950/1000 bạch kim và 50/1000 hợp kim khác. Chất liệu này có màu gần như không phai và độ cứng còn cao hơn vàng.

– SS (Stainless Steel): kí tự viết tắt này ý chỉ đến chất liệu thép không gỉ 316L được dùng cho vỏ hoặc dây đồng hồ.

– Ti (Titanium): dùng để chỉ chất liệu Titanium được dùng để làm vỏ hoặc dây đồng hồ. Kim loại này có ưu điểm nhẹ, cứng và có khả năng chống lại các quá trình oxy hóa.

– AR (Antireflective Coating): có nghĩa chi AR có nghĩa là lớp phủ chống phản chiếu ở trên mặt kính đồng hồ giúp người dùng dễ đọc số hơn dưới ánh sáng.

>>>>> Xem thêm: Những chất liệu thường dùng chế tác vỏ đồng hồ

Đây là những ký hiệu cơ bản trên đồng hồ đeo tay. Hi vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về đồng hồ cũng như biết cách lựa chọn và sử dụng đồng hồ đúng cách.

đánh giá post này

Tin liên quan