ĐỈNH CAO CỦA ĐỒNG HỒ AUTHENTIC

Kiến thức đồng hồ

Jewel – Chân kính của đồng hồ có tác dụng gì?

Jewel là tên gọi trong tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chân kính. Một trong những bộ phận quan trọng trong bộ máy của đồng hồ. Vậy chân kính của đồng hồ có tác dụng gì.

1. Nguồn gốc tên gọi chân kính đồng hồ

Từ gốc Jewel có nghĩa là đá quý được dùng để chỉ một bộ phận tuyệt đẹp của đồng hồ đó là chân kính. Có thể nói đây là một trong những bộ phận có giá trị cao và tăng đẳng cấp cho chiếc đồng hồ của bạn.

jewel-chan-kinh-cua-dong-ho-co-tac-dung-gi

Chân kính đồng hồ được làm từ nhiều loại đá quý

Chân kính còn có nghĩa là chân bằng kính, trong đó chân là giá đỡ và kính để ám chỉ sự trong suốt. Đây là từ Hán Việt lấy phiên âm từ nước ngoài và khi du nhập vào Việt Nam thì vẫn được giữ nguyên.

Hơn 400 năm trôi qua, rất nhiều vật liệu đã được dùng để chân kính làm từ kim cương, đá quý, đá Sapphire, ngọc thạch lựu, ruby, thạch anh, … chúng đều là những vật liệu có độ mài mòn thấp, độ cứng cao, trơn trượt khi tiếp xúc lẫn nhau và tiếp xúc với các bộ phận kim loại trong máy đồng hồ chính hãng của các thương hiệu có uy tín. Tuy nhiên có một thực tế mà nhiều khách hàng nên biết đó là các hãng đồng hồ rẻ tiền, hàng nhái đã dùng để cả thủy tinh pha màu làm chân kính. Thủy tinh có độ cứng thấp, dễ bị mài mòn nên thường chỉ dùng để làm “đẹp” là chính.

2. Các loại chân kính đồng hồ

– Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels). Loại chân kính này có hình tròn, dẹt ở giữa được khoan lỗ và dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc quay nhỏ. Kích thước lỗ khoan tùy theo kích thước trục.

– Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm (Cap Jewels) hay còn gọi là chân kính mũ. Chân kính này có hình tròn, dẹt và ở giữa không có khoan lỗ xuyên tâm. Thường chân kính này sẽ được đặt áp vào 2 đầu tực quay có yêu cầu cao về độ sai số, vận tốc quay lớn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động dọc trục.

jewel-chan-kinh-cua-dong-ho-co-tac-dung-gi

Các loại chân kính đồng hồ

– Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật (Pallet Jewels) có hình viên gạch được gắn trên những điểm tác động, va đập theo chiều ngang.

– Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels): có hình dạng hình trụ, chỉ được gắn trên bệ bánh lắc để ngựa “đá”, điểm bị tác động va đập kiểu trượt (chiều ngang).

– Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels) có tác dụng ngăn không cho làm vỡ chân kính cần bảo vệ khi đồng hồ bị chấn động mạnh.

3. Công dụng của chân kính đồng hồ

– Chân kính đồng hồ giúp giảm sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác cũng như tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động, đồng thời giúp đồng hồ bên hơn.

– Chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác (ở mức độ vừa phải)

– Tăng giá trị của đồng hồ, điều này phụ thuộc vào chất liệu làm nên chân kính.

 4. Vị trí chân kính trong bộ máy đồng hồ

Hình số 1: có 7 loại 1, loại 2, loại 3, loại 4. Cả phía trên và phía dưới của bánh lắc tổng cộng là 4, ngựa có 3.

Hình số 2: có 8 loại 1 và 2 hiện diện trên các trục xoay

Hình số 3: có 2 loại 1 trên hai đầu bánh răng trung tâm

Hình số 4: từ 2-4 loại 1 và loại 2 để có tổng cộng 19-21

jewel-chan-kinh-cua-dong-ho-co-tac-dung-gi

Sơ đồ thể hiện vị trí của chân kính trong bộ máy hoạt động

– 4 chân kính cho đồng hồ pin với mặt hiển thị kim

– 6-7 cho đồng hồ pin với mặt hiển thị kim nhiều chức năng

– 17 cho đồng hồ cơ lên dây cót

– 21 cho đồng hồ cơ tự động

– 23 cho đồng hồ cơ có hai trống dự trữ năng lượng

– 25-27 cho đồng hồ cơ đa năng

– Có thể hơn 40 chân kính cho những chiếc đồng hồ cực kỳ phức tạp

Đây là những thông tin cơ bản về chân kính đồng hồ, một trong những bộ phận trong bộ máy của chiếc đồng hồ bạn đang sử dụng. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đồng hồ cũng như bộ máy bên trong của sản phẩm này.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi mua đồng hồ Chronograph

Tin liên quan

Danh mục

Bài viết gần đây

Bài viết xem nhiều nhất